Page 111 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 111
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
chỉ-danh xô-bồ. Cho nên vẫn thường nói "con dại, cái mang,
làm cha mẹ phải răn đe chúng" hoặc "chớ có huênh-hoang
kẻo chúng cười". Ðều là nhân-xưng đại-danh-tự ngôi thứ ba
số nhiều, tiếng "chúng" trên thay cho "chúng nó" không
trân-trọng chỉ-danh nhân-vật, tiếng "chúng" dưới còn thêm ý
chỉ-danh xô-bồ thay vì nói "kẻo thiên-hạ (hay dân-chúng) họ
cười". Hay trong một lá đơn gửi người trên hoặc trong một
bài nói với công-chúng, cử-tọa, độc-giả, người viết nói rằng:
"chúng tôi thiển-nghĩ..., chúng tôi quan-niệm rằng..." thì
"chúng tôi" ra cái ý nhún mình khiêm-cung hơn là "tôi". Vì
vậy, "bè-bạn" khác với "chúng bạn" là thế. Khi nói "ai thèm
chúng bạn với nó" thì ý rẻ-rúng khinh thường vẫn nặng hơn
khi nói "ai thèm bè-bạn với nó"
* Người Âu-Mỹ nói "ils, elles, il, elle" hay "they, he,
she", ta không thể bất cứ trường-hợp nào cũng thay bằng
"chúng nó, nó, hắn, y". Thật là ngây-ngô, tức cười khi phải
nghe nói như sau: "Tôi mua cái này cho má tôi, nó thích
lắm", lời nói không thể chấp-nhận này gọi là ngây-ngô vì hẳn
là do người mới học tiếng Việt chưa thông-hiểu văn-hóa
Việt-Nam.
* Một số người bình-dân miền Nam nói rằng:
"Tôi mua cái này cho má tôi, bả thích lắm"
Thế nhưng thay "bả" bằng "bà ấy" theo cách nói sau đây:
"Tôi mua cái này cho má tôi, bà ấy thích lắm"
thì người miền Bắc thấy chói tai vì cho là kém thân-thương
và thiếu lễ-độ.
110