Page 114 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 114

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            cái cũng theo gia-nhân gọi bố mẹ là cậu mợ, rồi vợ chồng
            cũng quen miệng gọi nhau là cậu mợ luôn, lâu dần hai tiếng
            này phổ-biến trong các gia-đình quyền-quý nhất là ở giới thị-
            thành.


                    #   Tại  một  vài  vùng  miệt  Hậu  Giang,  người  thanh-
            niên tỏ tình với người yêu gọi "bậu" xưng "qua".


                     “Trách mẹ, trách cha, qua không trách bậu,
                        Cha mẹ bậu tham giàu, gả bậu đi xa.


                    #   Trong  một  vở  thoại-kịch  của  đoàn  Vũ-Hân  hồi
            thập-niên 1960, một cảnh có màu sắc thật dân-tộc nổi bật
            khi anh chồng theo học ở tỉnh về, quần áo tây, thắt cà-vạt,
            chị vợ nhà quê được cưới gả từ lúc chàng còn hàn-vi ở quê
            nhà, chị hoảng-hốt kêu la khóc-lóc "Nhà ơi nhà! có điều gì
            không nên không phải thì nhà nói ra, sao nhà lại thắt cổ tự-
            tử vậy?"  Tiếng "nhà" ở đây trỏ người chồng, nói bằng giọng
            âu-yếm  nhưng  còn  thấy  ngại-ngùng  không  dám  nói  thẳng
            cái sự âu-yếm ra như hai tiếng "anh, em" hay "mình mình"

                    #   Trong  ca-dao,  trai  gái  tỏ  tình  với  nhau,  để  che
            giấu bớt cái sự âu-yếm ấy, họ xưng-hô lấp-lửng:


                            “ Mẹ già như chuối chín cây,
                       Sao đấy chẳng liệu cho đây liệu cùng?”


            Hai tiếng "liệu", liệu trước là liệu việc nhân-duyên, liệu sau là
            liệu chung việc săn-sóc lo-lắng cho mẹ già, thêm vào cách
            xưng-hô  "đây,  đấy"  rõ  là  giọng  thân  yêu  nhưng  còn  e-ấp
            ngượng-ngùng  nên  nói  lấp-lửng  trống  không,  e-ấp  nên
            chẳng  dám  như  ai  kia  nói  thẳng  ngay  là  "mình,  mình"  vì

                                          113
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119