Page 117 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 117

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

                             “Ai đem con sáo sang sông,
                         Để cho con sáo sổ lồng, sáo bay?”

            Cầm một tay mà mang đi khác với kẹp bên hông bên sườn,
            cho nên "xách" khác với "cắp"

                          “Chổi cùn cắp nách khăng-khăng,
                         Hễ ai hỏi đến thì văng ngàn vàng.”

            Mang bằng hai tay gọi là "bê". Nhưng nếu bê một cách cẩn-
            trọng thì gọi là “bưng”. Bê thì hai tay đỡ thấp, mà bưng thì
            nâng cao trước ngực như có vẻ trân-trọng giữ gìn:
                           “Nghĩa nhơn như bát nước đầy,
                         Bưng đi mà đổ, hốt đầy được đâu!”

            hoặc:


                            “Con đã bảo mẹ rằng: đừng!
                        Mẹ hấm, mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào.”

            Dùng đòn như đòn gánh, đòn xóc, đòn càn mà mang trên
            vai  ấy  là  gánh.  Nhưng  gánh  cũng  chỉ  là  nói  chung-chung,
            như:


                            “Gánh vàng đi đổ Sông Ngô,
                      Đêm nằm mơ tưởng đì mò Sông Thương.”


            Còn  nếu  nói  quảy  gánh,  thì  ý  nghĩa  được  tượng-hình  linh-
            động  hơn,  cho  ta  hình-dung  ra  cử-động  ghé  vai  mà  gánh,
            nhanh-nhẹn  chuyển  gánh  lên  vai  mà  nhẹ-nhàng  cất  bước,
            cho nên mới nói "quảy gánh lên vai":


                                          116
   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122