Page 113 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 113
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
bằng "Ngài": "Chúng tôi được Quốc-Vương tiếp kiến, Ngài
nhắn-nhủ rằng..."
* Cách xưng-hô quả là có phức-tạp, nói đúng hơn là
rất tế-nhị, vì nó thể-hiện tâm hồn Việt-Nam, nói lên đặc-thù
của văn-hóa Việt.
# Con cái gọi cha mẹ là: bố mẹ, ba me, ba má, thầy
u, thầy bu, thày mẹ, thày đẻ, tía bầm, cậu mợ v.v... Hai
tiếng "cậu, mợ" rất thông-dụng trong giới thị-thành miền
Bắc. Vợ chồng gọi nhau là cậu mợ, con cái gọi bố mẹ cũng là
cậu mợ, mẹ chồng gọi con trai, con dâu cũng cậu mợ. Ta
hãy nghe bà Án, mẹ chồng hụt của cô Mai trong "Nửa Chừng
Xuân":
"...Mai hai má đỏ bừng, đầu nóng như sốt, ngồi
im không đáp. Bà Án lại hỏi:
‘Mợ nên nghĩ đến cậu ấy, trong sáu năm nay
không một phút nào là không nhớ thương mợ.’
Mai giận đến cực-điểm, rồi không nhịn được nữa:
“Tôi xin cụ đừng gọi tôi là mợ. Tôi không phải, tôi
không còn là con dâu cụ, mà cũng không bao giờ cụ
thèm nhận tôi là con dâu cụ, cụ nhớ điều ấy cho. Vậy
cụ cứ dùng chữ cô cũng đủ lắm rồi’." (Khái-Hưng,
Nửa Chừng Xuân, trang 264)
Ngày xưa còn chế-độ tập-ấm, vua phong cho con các đại-
thần là ấm-sinh, ấm-tử được hưởng một số đặc-quyền. Vì
thế người ngoài gọi là các "cậu ấm", gọi vợ cậu là mợ. Con
112