Page 116 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 116

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            những  thành-ngữ.  Tất  cả  cùng  diễn-tả  một  chủ-điểm  song
            mỗi  từ-ngữ  là  mỗi  ghi  nhận  tinh-tế  các  chi-tiết  và  các
            trường-hợp khác nhau.

                a. Những tiếng riêng biệt khác nhau.

                     * Cũng chỉ là một động từ "Porter" để tả động-tác
            "mang",  theo  Pháp-ngữ,  tiếng  Việt  có  biết  bao  nhiêu  cách
            nói để phân-biệt tỉ-mỉ những cách "mang" khác nhau: đem,
            vác, xách, cắp, bưng, bê, quẩy, gánh, khiêng, đội:


                             “Lao-xao gà gáy rạng ngày,
                          Vai vác cái cày, tay dắt con trâu,
                          Bước chân xuống cánh đồng sâu,
                       Mắt nhắm, mắt mở, đuổi trâu ra đồng.
                              Ai ơi, bưng bát cơm đầy!
                      Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?”


            "Mang"  là  nói  chung-chung  tổng-quát:  mang  trong  người,
            mang trên vai:

                              “Vai mang túi bạc kè-kè,
                      Nói quấy, nói quá người nghe rầm-rầm.”


            nhưng nếu nặng mang trên vai thì phải chỉ-định rõ hơn bằng
            động-từ "vác":


                                “Anh đi, em ở lại nhà,
                          Hai vai gánh vác mẹ già con thơ.”


            Nếu "mang" hàm-ý chuyển-dịch từ nơi này tới nơi khác thì
            việc mang theo như vậy được chỉ rõ bằng động-từ "đem":

                                          115
   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121