Page 118 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 118
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
“Buộc yên, quảy gánh vội-vàng,
Mối sầu sẻ nửa, bước đường chia đôi.”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Ấy là khi ở hai đầu đòn trước sau đều phải gánh; nếu sức
nặng của vật mang theo chỉ trĩu ở một đầu - đầu sau của
đòn - thì khi ấy gọi là “gồng”. Cho nên nói "Kẻ gánh người
gồng" là vậy. Chẳng hạn nói rằng: "Kẻ gánh người gồng tấp-
nập tản-cư ra khỏi thành-phố". Khi nói: "các cô gái quê
gánh-gồng ra chợ tỉnh", hình-ảnh "gánh-gồng vẽ ra cảnh
đoàn người đòn gánh nặng trĩu, thoăn-thoắt trên đường xa,
tay đong-đưa lên xuống đánh theo nhịp bước:
“Anh đi anh nhớ non Côi,
Nhớ sông Vị-Thuỷ, nhớ người tình chung,
Quản bao non nước ngại-ngùng,
Lấy ai san sẻ, gánh gồng đàng xa?”
Còn như mang trên đầu, lấy đầu mà đỡ, tiếng Việt dùng
động-từ đội:
“Ba cô đội gạo lên chùa,
Một cô yến thắm bỏ bùa cho sư,…”
hoặc:
“Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài,
Một tay thì cắp hoả-mai,
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền,
Thùng-thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền, nước mắt như mưa.”
(Ca-Dao)
117