Page 123 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 123

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            cao, không đậm-đà bằng, nên quả là không say. Thuốc lào ở
            quê nhà gửi sang, ngon đấy, thế mà cũng chẳng (thể) làm
            ta say!

            Như sẽ đề-cập, nguyên tính nhạc không thôi của ngôn-ngữ
            Việt, tự nó cũng đã diễn-ý cho lời rất nhiều, cho nên "chẳng"
            với trầm-thượng-thanh nghe ra vẫn mạnh hơn, vừa có giọng
            khẳng-quyết,  vừa  có  vẻ  chán-chường,  nó  vừa  khách-quan
            ghi nhận đặc-tính của sự-vật, vừa nhấn mạnh cái cảm-nghĩ
            tình-ý của người ghi nhận. Cho nên có thuốc, có trà đấy, mà
            kẻ lữ-thứ hoài-hương đành chép miệng:

                         "Thuốc điếu chẳng say, chát giọng trà!"


            hay  bâng-khuâng  thở  dài  (nếu  thay  "chẳng"  bằng  tiếng
            khác)


                 "Thuốc điếu nào say, chát giọng trà!" (xem Phụ-lục II)

            Bởi vậy:


                    “Cũng chẳng giầu mà cũng chẳng sang,
                       Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng-nhàng.”
                                  (Nguyễn-Khuyến)
            vẫn khác hẳn:

                    Cũng không giầu mà cũng không sang,
                    Không gầy, không béo, chỉ làng-nhàng.

            hay như Truyện Kiều:
                             “Mà ta suốt một năm ròng,
                     Thế nào cũng chẳng giấu xong được nào.”

                                          122
   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128