Page 126 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 126
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Sao? Nó nói không?
Sao? Nó có nói không?
Sao? Nó nói hả?
Thế nó chưa nói hả?
Nó không nói hả?
Nó sẽ nói hả?
Cũng là hỏi để yêu-cầu trả lời rằng có hay rằng không, hai
câu đầu: hỏi khi chưa chắc-chắn lắm về việc xảy ra, những
câu sau thay "không" bằng "hả" có thanh trắc dằn giọng hơn
thì rõ ra cái ý-nghĩa mạnh-mẽ hơn, như đã nắm chắc sự-kiện
rồi song còn muốn xác-nhận lại để cho ý được xác-quyết
hơn. Cho nên lúc thì hỏi "không?" lúc thì hỏi "hả" là vậy. Nói
theo miệt Vườn Nam-Bộ thì cách hỏi trên có vẻ như hỏi lông-
bông mà cách hỏi dưới là hỏi giựt một. Ngay như hỏi
"không" thôi, ý cũng phần nào kém hơn hỏi "có...không".
Thêm tiếng có với thanh trắc thì nhấn thêm giọng nói cho
mạnh, đưa thêm ý muốn biết cho được rõ-ràng hơn so với
chỉ hỏi trỏng "không" thôi, vì tiếng "không" bình-thanh làm
cho câu hỏi nghe ra nhẹ-nhàng. Cũng giống như trong câu
xác-định nếu viết rằng "nó nói" thì ý vẫn không xác-quyết
bằng "nó có nói". Tiếng có thêm vào làm chức năng như trợ-
động-từ "to do" trong Anh-ngữ vậy.
b- Những tiếng ghép thêm tiếng đệm hay
thuộc-từ
* Cũng là "lạnh" song để giảm mức độ lạnh thì nói
"lành-lạnh". Tùy theo mức độ gia-tăng và mỗi cảm-giác của
lạnh gây nên, người ta nói: lạnh-lùng, lạnh ngắt, lạnh giá,
lạnh buốt, lạnh cóng. Những từ này vừa ghi nhận cái lạnh
125