Page 131 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 131

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            phản-ánh  tính  hiếu-kỳ  thích  tìm-tòi,  ưa  đố  vui  của  người
            Việt-Nam.

            1- Về cách nói lái liên-quan tới Hán-tự


                    * Giai-thoại về Trạng còn kể lại chuyện món ăn "Ðại-
            Phong" dâng lên chúa Trịnh, để răn Chúa một bài học cần
            biết cảm-th ông với nỗi khổ của dân cũng như để hiểu cái
            tâm-lý thế nào là ăn ngon, mặc dầu nhà Chúa lúc nào cũng
            đầy-đủ cao-lương mỹ-vị đến sinh ra bệnh chán ăn kinh-niên.
            Sau khi để Chúa đói quá vì chờ mãi món ăn "mầm đá" do
            Trạng định thết Chúa, Chúa đành chấp-nhận ăn cho đỡ đói
            một bữa ăn không cần thịnh-soạn, Chúa đòi được ăn xuềnh-
            xoàng như Trạng vẫn thường ăn. Ăn lấy ăn để, gật-gù tấm-
            tắc khen ngon, Chúa hỏi :

                  - Nhà ngươi cho ta ăn thức gì mà ngon quá vậy?
                  - Bẩm Chúa, đây là món đại-phong.
                  - Thế là thế nào?
                  -  Thưa,  đại-phong  là  gió  lớn.  Gió  lớn  thì  đổ  đình  đổ
                  chùa, sư sãi bỏ chạy, tượng cũng phải lo. Mà tượng lo
                  là lọ tương ạ.

            Thì ra đây là món rau muống chấm tương và tượng lo đọc
            lái hai tiếng lọ tương. Cả hai đều có nghĩa.

                 * Ngày nay các tay nhậu vẫn ưa cái món thú nhất trên
            đời, gọi nó là "mộc tồn". Theo nghĩa chữ Hán, mộc tồn là
            cây còn. Cây còn nói lái lại là con cầy tức con chó, món ăn
            mà họ vẫn thường nói:
                         “Sống trên đời đánh miếng dồi chó,
                         Xuống âm-phủ biết có hay không?”

                                          130
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136