Page 133 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 133

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            Ông dẫn quân trèo lên ba đỉnh núi mà bọn phỉ đóng ở dưới
            chân núi. Nửa đêm, ông cho quân buộc dây từ đỉnh núi tụt
            xuống, lệnh cho 4 chiếc thanh la cùng gõ, rồi 80 quân đột
            nhập  vào  doanh  trại  giặc  khi  chúng  đang  ngủ,  chém  giết
            trên một ngàn quân phỉ kể cả tên tướng giặc Lý Dương Tài.
            Trở về, ngang qua Hà thành, ông sai lập một ngôi đền để
            tưởng niệm tử-sĩ. Ông cử phó tướng đến nhà cụ Yên Đổ xin
            chữ  để  ông  đề  ngoài  cổng  đền.  Phó  tướng  không  có  thói
            quen  trọng  văn-nhân.  Đến  nhà  cụ  Yên  Đổ,  phó  tướng  cao
            giọng: “Tiễu Phủ Sứ muốn nhờ  ông viết cho mấy chữ để an-
            ủi vong-linh quân lính của tôi”. Thấy thái-độ chướng tai gai
            mắt, Cụ cho ba chữ “Tối Linh Từ”.  Phó tướng cầm lấy, nghệt
            mặt ra nghĩ: sao cụ lại cho ba chữ tầm thường thế. Năn-nỉ
            mãi, cụ mới bảo: “Tối Linh Từ, tức là lính tôi chết. Tối linh,
            nghĩa lính tôi”.


                    * Giai thoại kể rằng: có một ông kia vốn làm nghề lái
            lợn, làm ăn phát-đạt thành đại phú-hộ, bèn cậy người đến
            xin  quan  tỉnh  là  bậc  đại-khoa,  ban  cho  mấy  chữ  để  treo
            trong nhà cho sang trọng. Nể lời, quan tỉnh đồng ý viết cho

            ba  chữ  “Phúc  Đại  Lai”. Ông  ta  khoái  chí  mừng  thầm  rằng
            quan chúc cho mình đại-phúc. Ít lâu sau, có người đến nhà
            đại  phú-hộ  chơi,  xem  thấy  mà  phì  cười.  Đại  phú-hộ  thắc
            mắc, người này mới trả lời: “Phúc, nghĩa là tên của ông. Đại
            lai, nghĩa là lớn lại. “Phúc lớn lại” là “Phúc lái lợn”  chứ còn gì
            nữa mà ông tự hào.”

                    * Riễu quan thị (hoạn-quan) là kẻ nịnh thần, Trạng
            Quỳnh đọc cho ông nghe câu văn trong sách: “Ngã tư thế
            sự. Tư viết: tả, tô, chấn tân thịnh nền, giai khống, xái châu”.
            Quan thị ngơ-ngác không hiểu, Trạng mới cắt nghĩa: “Ngã tư
            thế sự“ là ta nghĩ về sự đời, “tư viết” là nghĩ rằng, “tả, tô,

                                          132
   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138