Page 132 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 132
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
* Cuối thập niên 40, tại miền Tây Nam việt, Đốc-phủ
Nguyễn văn Tâm, quận trưởng quận Cai Lậy, nổi tiếng tàn
bạo, bị thiên-hạ gọi là “Hùm Xám Cai Lậy”, được Pháp tin
dùng, sau làm thủ tướng thời chính quyền Bảo-Đại. Giai-
thọai kể rằng khi Nguyễn văn Tâm ra kinh lý ngoài Bắc,
nhân sĩ Bắc Hà mừng Tâm bức hoành phi đề 4 đại-tự “Đại
Điểm Quần Thần”, ý nghĩa ca tụng ông thủ tướng là một
quan to, thành-phần ưu-tú bậc nhất (Đại Điểm) đứng đầu
trong hàng các triều-thần (Quần-Thần). Dịch nghĩa chữ Hán
thì Đại là Lớn, Điểm là một Chấm, có nghĩa là Chấm To, nói
lái là Chó Tâm còn quần-thần có nghĩa là Bầy Tôi trong
,
triều, nói lái là Bồi Tây, bức hoành phi đại tự hàm ý xỏ xiên
chửi xéo Nguyễn Văn Tâm: Chó Tâm là Bồi Tây.
* Vùng Hà Đông, có ông Chánh Tổng tại chức mãi
mà không chịu lui về, nhường chỗ cho người khác, viên Phó
tổng bèn nhờ người tặng ông Chánh Tổng ba chữ “Tư vô
tà”. Hiểu theo Kinh Thi thì “Tư vô tà” chính là đạo người
quân tử giữ tâm trong sạch (sách Luận Ngữ có câu: “Thi tam
bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: "tư vô tà" nghĩa là Thi có ba
trăm thiên, nhưng chỉ một lời có thể thâu tóm được tất cả là:
không nghĩ bậy.) Chánh tổng được tặng chữ thích lắm, cứ
treo mãi trong nhà cho đến lúc có người cắt nghĩa: “Tư vô
tà” chính là “Ta vô từ”, nghĩa là “Ta không chịu từ chức”, ý
mắng cụ Chánh Tổng tham quyền cố vị, cố đấm ăn xôi
không nhường chức Chánh tổng cho người khác.
* Năm Tự Đức thứ 26 (1873), Ông Ích Khiêm được
cất nhắc vào chức Tiễu Phủ Sứ, vâng lệnh vua cầm quân ra
Bắc dẹp giặc Lý Dương Tài ở Hồ Ba Bể. Xuất phát từ Thái
Nguyên lên tới nơi phỉ đóng quân phải mất hơn 10 ngày.
131