Page 130 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 130

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            thấu:  "Con  người  ấy  rắc-rối  khó  hiểu,  chẳng  biết  đâu  mà
            lường". Cũng như nàng Kiều khi "thấm đòn" Hoạn Thư mới
            vỡ lẽ con người này thật là "nham-hiểm rắc-rối" vì:

                            “Chước đâu có chước lạ đời?
                         Người đâu mà lại có người tinh ma?
                               Rõ-ràng thật lứa đôi ta,
                          Làm ra con ở chúa nhà đôi nơi.”

            Bởi vậy, nàng mới:


                          “Càng trông mặt càng ngẩn-ngơ,
                         Ruột tằm đòi đoạn như tơ rối bời.”


            Tiếng  Việt  quả  là  có  nhiêu-khê  phức  tạp.  Song  chính  cái
            nhiêu-khê  ấy  lại  phản-ánh  một  tập-tục,  thể-hiện  một  nếp
            sống với những lễ-nghi gia-giáo kiểu-cách cổ-truyền. Chính
            cái  phức-tạp  ấy  lại  nói  lên  óc  tinh-tế  của  người  Việt  trong
            cách nhận-xét và diễn-tả của mình, quen để ý và phân-biệt
            từng chi-tiết của cuộc sống. Chính cái nhiêu-khê phức-tạp ấy
            đã  làm  giàu  cho  ngôn-ngữ  Việt-Nam,  biểu-hiện  trọn  vẹn
            nhân-sinh-quan và vũ-trụ-quan, nói lên hết tình-tự dân-tộc.


                                  II- Kiểu nói lái

            Kho từ-ngữ phong-phú ấy còn được bổ-sung bằng một từ-
            hoa đặc-biệt: kiểu nói lái. Nói lái là nói ngược lại, đảo lộn thứ
            tự trước sau của mỗi từ và lấy dấu của từ này ráp đổi với
            dấu của từ kia, hoặc lấy phụ-âm đầu của từ này đổi với phụ-
            âm đầu của từ kia, để ghép thành một tiếng mới vẫn có ý-
            nghĩa  tuy  nghĩa  đã  đổi  khác.  Ðây  là  một  cách  hài-hước


                                          129
   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135