Page 128 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 128
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Người ta cố né tránh dùng động-từ "chết", nghe ra như có
vẻ phũ-phàng. Người ta lựa lời nhẹ-nhàng xa-xôi mà bày tỏ
như cuộc đối thoại sau đây:
- “Bố con mất rồi!
- Ông qua đời hồi nào? Tôi đâu có hay.
- Dạ, cũng được hai tháng, bố con đi nhẹ-nhàng lắm.”
Bày tỏ lòng tiếc thương với người thân yêu "lìa đời", người ta
cầu chúc cho linh-hồn người quá-cố được an giấc ngàn thu
hay tiêu-du tiên-cảnh. Vĩnh-biệt người chết, vừa như an-ủi
tang-quyến, vừa như nói với người đã nằm xuống, người ta
cất tiếng: "Cụ ngủ ngon quá, giấc ngủ của cụ thanh-thản
êm-đềm". Trong đám tang tiễn đưa, người ta nghe tiếng
khóc "ông ơi, sao ông vội trốn tôi, ông bỏ đi". Ðã có lần,
người viết cho dầu đang thổn-thức trong tiếng khóc thầm
trước linh-cửu thân-phụ, cũng đã phải khựng lại chú ý khi
nghe bà bác vừa tuổi xấp-xỉ gần đất xa trời cất tiếng khóc
rằng: "cậu tệ lắm, sao cậu lại ăn vụng, ăn tranh phần tôi?".
Tùy người, tùy cảnh tùy mỗi tình-huống, tất cả những từ-
ngữ, những lối diễn-tả trên xung-quanh có một cái chết,
chứng tỏ tiếng Việt thật uyển-chuyển phong-phú vô-cùng.
* Cũng là mô-tả kiểu ngồi, ghép thêm một vài tiếng
thuộc-từ, ta có ngồi xổm, ngồi bó gối, ngồi duỗi chân, ngồi
xếp bằng tròn, ngồi chống nạnh, ngồi bắt chân chữ ngũ
(ngồi bắt chéo) v.v... Sau này thêm tiếng lóng "ngồi nước
lụt" để chỉ ngồi xổm. Cách ngồi thì có ngồi vắt-vẻo, ngồi
nghễu-nghện, ngồi ngất-nghểu, ngồi nhấp-nhổm, ngồi bảnh-
chọe, ngồi một đống...
127