Page 129 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 129
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
“Ai bảo chăn trâu là khổ?
Chăn trâu sướng lắm chứ!
Đầu đội nón mê như lọng che,
Tay cầm cành tre như roi ngựa,
Ngồi ngất-nghểu trên mình trâu…”
(Quốc-Văn Giáo-Khoa-thư)
hoặc như Tú Xương trong bài “Cái Học Nhà Nho”:
“Cô hàng bán sách lim-dim ngủ,
Thầy khóa tư-lương nhấp-nhổm ngồi.”
hay như Nguyễn Khuyến nói trong bài “Ông Tiến-Sĩ giấy”:
“Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh-choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi.”
* Diễn-tả một cảm-nghĩ hay một nhận-xét, cũng một
tiếng "Rối" ghép thêm những tiếng đệm vào, từ đó sinh-sôi
nẩy-nở ra biết bao nhiêu tiếng khác, mỗi tiếng áp-dụng cho
mỗi tình, mỗi cảnh, ví dụ câu nói sau đây:
"Trong khi họ reo mừng rối-rít, thì lòng mình bối-rối
lo-âu, toàn là những chuyện rối-ren đau đầu nhức óc.
Càng nghĩ càng thêm rối-rắm chẳng có lối ra. Ðã vậy,
ngoài xã-hội thì rối loạn đảo-điên. Chuyện mình,
chuyện đời, chuyện nhà, chuyện cửa cứ rối lên như
mớ bòng-bong. Lòng dạ thật rối như tơ vò".
Cho nên có người bảo: "Tiếng Việt rắc-rối". Nói như vậy
chưa đúng hẳn. Chỉ gọi là rắc-rối khi nó gợi cho ta cái cảm-
giác khó chịu không vui vì đối-tượng vốn khôn-lường, khôn
128