Page 127 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 127
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
của thiên-nhiên bên ngoài theo nghĩa hẹp vừa để tả cái tình-
cảm, nỗi lòng bên trong theo nghĩa rộng.
Thế nhưng nói rằng: "ông ấy có thái-độ lạnh-lùng" thì lại
khác với "anh em nhà ấy ghẻ lạnh". Tuy cùng diễn-tả sự
kém nhiệt-tình theo nghĩa bóng nhưng hai thái-độ khác hẳn
nhau, thái-dộ lạnh-lùng nhìn theo một khía cạnh tiêu-cực là
thờ-ơ, không thắm-thiết, không vồn-vã, là dửng-dưng không
chút xúc-động; nhưng ghẻ lạnh thì có vẻ tích-cực hơn, hàm-
ý bất-hòa xa cách, ghét bỏ không ưa, âm-ỷ sẵn cái mầm
chia rẽ dễ đưa đến xích-mích đổ vỡ.
Ðến như "lạnh tanh" thì không phải chỉ tả khung cảnh lặng-
lẽ "vắng tanh" mà còn muốn nhấn mạnh đến hậu quả của
trống vắng là "lạnh-lẽo", nó khác hẳn với "lạnh ngắt" chỉ tả
mức độ và cảm-giác của lạnh chứ không tả cảnh-tượng gây
ra cảm-giác ấy:
Ví dụ như”
“Trải vách quế, gió vàng hiu-hắt,
Mảnh vũ-y lạnh ngắt như đồng”
(Cung Oán Ngâm Khúc)
So với:
“Ngó lên nhang tắt đèn thờ,
Mẫu-thân đâu vắng, bàn thờ lạnh tanh.”
* Ghi lại một sự-kiện, chẳng hạn nói về sự chết,
nhưng lại diễn-tả nhiều cách khác nhau:
“Yêu anh cốt rã xương mòn,
Yêu anh đến thác cũng còn yêu anh.”
126