Page 124 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 124
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
vẫn mạnh hơn:
"...Rồi ra không thể giấu xong được nào"
hoặc:
"...Rồi ra khôn giấu cho xong được nào"
Ðúng thế, "không" thì kém quả-quyết hơn "chẳng": "chẳng
có thì đừng", ý vẫn dứt-khoát hơn là: "không có thì thôi",
hoặc:
“Ta rằng ta chẳng có ghen,
Chồng ta, ta nghiến, ta nghiền, ta chơi.”
"Chẳng" mà đi kèm theo với "nghiến, nghiền" thì nghĩa đã
mạnh-mẽ, rắn-rỏi, lại thêm quyết-liệt hơn, tưởng chừng như
đang nghiến răng mà nói.
# Thế nhưng "CHẢ", thì lại nghe ra giọng nũng-
nịu ngọt-ngào, vẻ chán-chường hờn giỗi, hay thở dài bâng-
khuâng.
Em bé nũng-nịu với chị: "Em chả thèm đâu!". Chán-chường
thất-vọng, bà mẹ than-thở: "Anh Hai con đi đã năm, sáu
năm nay rồi, sao vẫn chả thấy tin-tức tăm-hơi!".
Cũng như "hổng" thay cho "không" ở miền Nam, "chả" là
thổ-ngữ của miền Bắc thay cho "chẳng". Song giọng nói hạ
dịu nhẹ-nhàng của "chả" khiến cho tình-ý diễn-tả nó không
sống-sượng, thẳng đuỗn như giọng nói quyết-liệt của
"chẳng".
Cho nên bà Án - mẹ Lộc - trong "Nửa Chừng Xuân", trước
câu nói đốp-chát của cô Mai, con dâu bị bà ruồng-rẫy, bà
123