Page 121 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 121

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            trạng của mình là thế nào như khi nói rằng: "Thuốc không
            thể làm ta say", nói khác đi "khó làm cho ta say": không say
            là tại ta chứ không tại thuốc.

            Tiếng "không" phủ-định trong bài ca-dao sau đây đã mô-tả,
            ký-sự thực chất của một sự-vật: của cây "không hoa mà có
            quả", cũng như hiện-trạng của một sự-kiện: của việc "không
            chồng mà lại có con".

                             “Không hoa có quả mới kỳ,
                          Có hoa có quả, cây gì lại không?
                         Không chồng mà chửa mới ngoan,
                      Có chồng mà chửa, thế-gian sự thường.”


                        #   Bởi  vậy,  "KHÔN"  thì  mang  tính-chất  phủ-định
            chủ-quan,  hàm-ý  miễn-cưỡng,  không  thể  được,  thiên  về
            tâm-lý của nhân-vật chủ-thể: tuy cũng muốn đấy mà không
            thể  được,  hoặc  vì  bản-chất  của  thực-tại  ngăn  không  cho
            thực-hiện, hoặc vì do chính lòng mình xui nên. Trừu-tượng
            như: nỗi nhớ khôn nguôi, nỗi buồn khôn xiết, niềm vui khôn
            tả, đau xót khôn lường, hoặc cụ-thể như trong thơ Yên-Ðổ:

                           “Ao sâu, nước cả, khôn chài cá,
                           Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

            Tất cả đều cho thấy: hoặc cái trạng-thái buồn vui, mong nhớ
            xót xa nó lớn-lao quá độ đến nỗi lòng người không lúc nào
            có thể khuây-khỏa, không tài nào kể ra cho xiết, tả hết nên
            lời hay đo lường đúng mức; hoặc cái bản-chất của ao sâu
            dâng  nước  lên  mênh-mông  đến  nỗi  không  làm  sao  có  thể
            thả vó buông chài. Ðây là có muốn mà cũng không thể nào
            muốn cho được.

                                          120
   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126