Page 122 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 122

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            Nước mắt cũng có bằng ấy thôi! Ai cũng có thể khóc được.
            Song khóc ít, khóc nhiều, lệ hoen rươm-rướm hay tuôn trào
            lã-chã là do ở lòng người có muốn hay không, do mức độ
            cảm-xúc  của  con  người  chứ  không  phải  do  nước  mắt  có
            nhiều hay ít. Một khi lòng đã sầu muộn ủ-dột thì dù không
            muốn khóc cũng không thể ngăn rơi giòng lệ. Ðây là do tâm-
            tính của người nhạy cảm dễ nhớ, dễ thương, dễ mau nước
            mắt, cho nên Tú-Uyên trong Bích-Câu Kỳ-Ngộ mới

                        "Tình thơ lai láng, sóng Tương khôn hàn"


            Dù cho bản-chất của sự-vật nên "Khôn chài cá" hay dù tại
            lòng mình mà "sóng Tương khôn hàn" thì tiếng "khôn" diễn-
            ý phủ-định ở đây cũng nhấn mạnh đến tâm-lý chủ-động của
            nhân-vật  so với tiếng "không".

                      # Còn như "CHẲNG", một khẳng-định của phủ-định,
            thì dung-hợp được cả "khôn" và "không". Người hút có thể
            bảo rằng thuốc này nhạt lắm, chất-lượng kém hơn nên hút
            chẳng  say  (ấy  là  "không"),  hoặc  bảo  rằng  thuốc  này  đậm
            ngon như thế mà chẳng thể làm ta say, phải chăng vì lòng ta
            u-ẩn  niềm  nhớ  cố-hương  nên  chẳng  cảm  thấy  say  (ấy  là
            "khôn", là không thể). Mà thực vậy,


                             “Nhớ ai như nhớ thuốc lào
                        Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.”

            Thế nhưng, xa quê hương thì đã có thuốc lá thơm! Dù có
            hút thuốc điếu hay cho là có thuốc lào đi nữa, thì thuốc lào
            trồng  nơi  đất  khách  cũng  chẳng  thể  sánh  bằng  thuốc  lào
            Tiên-Lãng, Cái-Sắn mà mờ sáng thức dậy rít một hơi đã đủ
            để đê-mê choáng-váng. Thuốc ở đây phẩm-chất kém, không

                                          121
   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127