Page 136 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 136
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
* Thủ-tục "đầu tiên" chính là nói lái hai tiếng "tiền
đâu". Ðấy là cách châm-biếm lối tham-ô của cán-bộ nhà
nước mọi việc muốn cho qua, trước hết phải có tiền để đáp-
ứng được câu hỏi "đầu tiên" là "tiền đâu?". Thủ-tục đầu tiên
hay thủ-tục "tiền đâu?" cả hai đều có ý-nghĩa, sử-dụng nói
lái ở đây thật đắc-vị.
* Cũng như họ đã phân-biệt cán-bộ bảng đỏ sao
vàng để ám-chỉ loại đảng-viên đã "bỏ đảng" để chạy theo
"sang giàu" (Hai tiếng sao vàng, người miền Nam đọc trại
.
âm au thành ao, r đọc là d, gi nên sao vàng là sau giàng tức
sang giàu) bởi vì “con đường Bác đi, ôi bi đát”, hoặc nói
đập lột để mỉa-mai hai tiếng độc-lập. Ai cũng biết nói lái. Trẻ
em cũng rành nói lái. Nói lái để trào-phúng mỉa-mai. Những
tiếng lộng kiếng, bộ-đội, vĩ-đại, giải-phóng vốn có nghĩa
nghiêm-túc của nó lại được nói bằng giọng châm-biếm theo
ý nghĩa nói lái, người vô-tình sơ-ý nghe câu chuyện sẽ ngơ-
ngác ngỡ-ngàng nếu không chú-ý tới giọng nói điệu văn.
* Sau ngày 30-4-1975, tại Sàigòn, đời sống trở nên
cơ-cực thiếu-thốn, trẻ em đã thực-hiện luôn khẩu-hiệu "sạch
nhà sạch phố" sinh ra cái tật "chà đồ nhôm", ấy là "chôm đồ
nhà" lén đem bán ve chai.
* hoặc như bài thơ sau đây, hẳn do các thầy giáo, kỹ
sư làm ra để mỉa mai cảnh đổi đời:
Kỹ-sư nay trở thành cư-sĩ
Thầy giáo nay cũng phải tháo giầy.
Giáo chức giờ cũng đành dứt cháo,
Quen khoái ăn sang nay sáng ăn khoai.
135