Page 140 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 140
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
và
“Bạc-Liêu là xứ quê mùa,
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều-Châu.”
Còn miền Bắc thì có con ruốc, con rươi:
“Tháng chín ăn rươi,
Tháng mười ăn ruốc”
Từ đó mới có tục-ngữ: "Kẻ ăn rươi, người chịu bão".
Ở đây chỉ nhấn mạnh đến những thổ-ngữ của mỗi miền. Ðó
là những tiếng đồng-âm song mỗi miền chỉ mỗi ý khác nhau
hoặc những tiếng tương-ứng song lại dị-biệt không trùng lẫn
với những tiếng khác và đặc-biệt là những đặc-từ, thành-
ngữ riêng, phản-ánh đời sống và tâm-hồn của người dân
mỗi miền.
1- Những tiếng đồng-âm song mỗi miền mỗi ý khác
* Bông: miền Nam gọi là bông trong khi miền Bắc
gọi là hoa. Miền Nam gọi là bông gòn trong khi miền Bắc gọi
là bông hay bông vải.
* Cây bạc-hà: để chỉ cây rau dọc mùng ở miền Bắc,
miền này gọi cây bạc-hà là một loại rau húng mùi hắc không
ăn như húng giũi, húng láng, thường dùng làm thang thuốc
giải cảm hoặc cất lấy tinh-dầu để chế thành dầu gió như dầu
bạc-hà (essence de menthe). Miền Trung gọi là cây chột
nưa.
* Người miền Nam gọi là hòm, người miền Bắc gọi
là cỗ quan-tài, và chỉ dùng tiếng hòm để chỉ danh cái rương
của người miền Nam.
139