Page 142 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 142
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
phét lác xạo đế
Khoác lác Dóc tổ
Đi một mạch Đi một lèo, một nước
cười ầm (rộ) lên cười lên cái rần
Coi bộ, xem ra, có vẻ Coi mòi
cứ thong-thả cứ thủng-thẳng
đồn rầm, làm to chuyện Làm rùm beng
Y hệt Y chang, y khuôn
Tréo ngược Tréo cẳng ngỗng, tréo ngoe
Nói xa nói gần Nói dày nói mỏng
Làm nũng Nhõng-nhẽo
Chút ít Chút đỉnh
giọng ca ngọt Ca mùi, mùi rệu
Cái chum Cái lu
chiếc thuyền chiếc ghe
chiếc thuyền chở đầy chiếc ghe chở khẳm
Người miền Bắc khi nói bếp-núc, nghỉ-ngơi, đường-sá, đánh-
đập, ấy là đã kết-hợp với tiếng miền Trung xứ Huế gọi núc là
bếp, ngơi là nghỉ, sá là đường, đập là đánh. Cũng như khi
nói chuối ngự là kết-hợp với tiếng ngự của đất Thần-kinh
dành riêng khi nói về vua chúa, như nói "ngự-trà" chẳng
hạn. Chuối ngự là loại chuối thơm, trái rất nhỏ vỏ rất mỏng,
nhỏ tựa trái chuối cao (cau) của Sàigon, có lẽ ngày xưa quen
dùng để dâng lên cho vua chúa, ngày nay thường bày cúng
trên bàn thờ Phật, tổ-tiên.
Có thể nói rất nhiều thổ-ngữ miền Nam đã trở nên phổ-
thông, người miền Bắc ngày nay đã quen dùng, chứ như
những thổ-ngữ miền Trung thì, như bác-sĩ Lê-văn-Lân đã
trình bày (1), quả thực là "cực kỳ đặc-biệt". Những tiếng này
141