Page 147 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 147
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
bằng tiếng nói ngọt-ngào uyển-chuyển của đồng ruộng miền
Nam. Chính ngôn-ngữ này đã phơi bày tất cả cuộc sống và
con người của miền Nam phóng-khoáng, cởi mở dễ thương.
Từ những chiếc cà-ròn quảy tòn-ten trên vai những bác
Tám, bác Chín, dượng Tư, chú Ba đi lơn-tơn ngoài đầu ngõ
đến ơ mắm cá trèn của những Dì Năm, Thím Tư, hay ba con
cá lon-con nướng lửa ngọn, cá lóc kho tộ, nướng trui, mấy
con lươn loi-roi nấu canh chua cơm mẻ, vài trái xoài tượng
chua với mắm ruốc hay nước mắm kho quẹt bầm ớt cho cay
xé lưỡi, hoặc mấy con cá rô mề chiên xù ngon quá xá cỡ,
khiến các tay nhậu ưa lai-rai ba sợi, thích nói chuyện tầm-
xàm bá-đế phải chép miệng nuốt nước miếng: "Ôi chu-choa!
kẹt lắm! à nghen".
Ngần ấy thứ hổng thôi cũng đủ để làm nên ruộng đồng Nam
Bộ, cho ta hình-dung ra những chiếc áo bà-ba đen, khăn
rằng ướt tình sông nước Cửu-Long, tản-mát dưới miệt vườn,
trong rẫy, khác hẳn với những cánh áo nâu sồng, những giải
yếm sồi đen quây-quần thủ-thỉ tình yêu trong lũy tre làng
xanh ngắt. Miệt vườn không thể chỉ hiểu đơn-thuần là miền
vườn, miền ruộng vì "miệt" thì hàm cái ý "mãi tận miền xa".
Cũng như "mấy con gà bươi đất ngoài vườn" không hẳn chỉ
là "bới đất" mà còn hàm cái ý vất-vả cực-nhọc vì phải "bươi-
bả" như người miền Bắc thường cho là đầu tắt mặt tối, một
nắng hai sương. Cái tiếng "bươi" không chỉ mô-tả sự-kiện
mà còn thẩm-định để nói lên cảm-nghĩ về sự-kiện.
"Khuya dữ rồi! (tr.75)...làm như tui ngu dữ (tr. 81)…
Cha-chả , con cá này bự dữ ta! (trang 105).
146