Page 145 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 145
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
3- Những đặc-từ
Nói chung, nếu có rất nhiều tiếng Việt khó mà diễn-tả hết ý
ra tiếng nước ngoài, thì nói riêng, ngay giữa mỗi miền đất-
nước cũng có rất nhiều tiếng ở miền này khó có thể kiếm
được ở miền kia những tiếng khác tương-ứng hoặc diễn-dịch
cho hết ý-nghĩa, vì lẽ, như đã đề cập, ngôn-ngữ là một thực-
thể sáng-tạo của đời sống, phản-ánh tất cả những sắc-thái
của mọi sinh-hoạt vốn tùy thuộc ở tâm-hồn con người và
tập-tục tại mỗi địa-phương.
Những tiếng Việt khả-xúc ấy, thể-hiện rõ nét khuôn dáng
đặc-thù cửa mỗi miền, chỉ có thể gợi lên những rung-cảm
thực-sự một khi con người đã tham-dự tích-cực, nghĩa là đã
hoàn-toàn hội-nhập vào cuộc sống. Chính cuộc hội-nhập này
đã khiến rất nhiều đặc-ngữ của người miền Bắc không còn
xa lạ gì với người miền Nam sau ngày 20-7-1954. Người
miền Nam đã tự-nhiên buột miệng nói những thứ ngôn-ngữ
ấy của miền Bắc với tất cả tâm-tình của người miền Bắc và
ngược lại những người từ Bắc di-cư vào Nam cũng đã sống
thực-sự với ngôn-ngữ và phong-tục miền Nam chừng như
nơi đây là chốn chôn nhau cắt rốn của họ. Người người
không phân-biệt địa-phương gốc-gác đã cùng suy-nghĩ, cùng
nói, cùng viết và cùng rung-cảm qua một thứ tiếng Việt mà
ta không thể, như thói quen vốn dễ-dãi, nói rằng đó là tiếng
Bắc, tiếng Nam, nhưng đúng ra phải nói rằng đó chỉ là cách
nói của miền Bắc, miền Nam mà thôi.
Chẳng hạn, khi nói: cô ấy rõ là đáo-để! mà giải-thích theo
cách nói của miền Nam như: Thiệt là gớm-ghê, dữ-dằn!
Thiệt hết nói! hay thiệt là đành-hanh v.v... vẫn không lột tả
được hết cái ý của ngôn-từ "đáo-để", mà ngay chính người
144