Page 146 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 146

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            miền Bắc cũng khó có thể làm nổi công việc giải-thích này
            cho thỏa-đáng. Hoặc rằng: “ngon đáo để”, dù cho giải thích
            là ngon hết chỗ nói, hay như người miền Nam bảo là ngon
            hết xảy thì cái âm giọng của “đáo để” vẫn có nét đẹp riêng
            hình dung được điệu bộ vẻ mặt cái miệng của người khen.

            Bởi vì đó là những đặc-ngữ, những biểu-từ khả-xúc đặc-thù.
            Nói rằng: cô ấy trông thương đáo-để, xinh đáo-để!  thì không
            thể  nói  theo  người  miền  Nam  là:  cô  ấy  trông  thiệt  dễ
            thương! đẹp quá chời! quá xá cỡ! Cũng như khi nói: sướng
            mê-tơi,  dù  cho tạm  diễn-giải  là:  sướng đã  đời,  hay  đã đời
            Vân-Tiên thì cũng không thể đem câu "thích đã đời" mà thay
            cho thành ngữ "thích chí, khoái mê-tơi" như trẻ em miền Bắc
            vẫn thường hát:
                        “…Anh chàng voi ta thích chí mê-tơi,
                       Liền mời anh khác đằng xa vào chơi.”

            Trên đây chỉ là đan-cử vài ví-dụ. Có lẽ điều đáng ghi-nhận
            thêm  là  riêng  ngôn-ngữ  đặc-biệt  của  miền  Nam  thì  thực
            phong-phú dễ-dãi vô-cùng, phong-phú như ruộng đồng phì-
            nhiêu bát-ngát, dễ-dãi như tâm-hồn chất-phác tự-do:

                          “Ruộng đồng mặc sức chim bay,
                          Biển hồ lai-láng mặc bầy cá đua.”

            Ngôn-ngữ  mộc-mạc  giản-dị  ấy  đã  thấy  tản-mát  trong  các
            tác-phẩm  của  những  nhà  văn  miền  Nam  như  Hồ-Biểu-
            Chánh,  Bình-Nguyên-Lộc  trước  đây,  nay  lại  đưa  tên  tuổi
            những  Xuân-Vũ,  Hải-Bằng,  Nguyễn-Văn-Ba  v.v...  thành  nổi
            tiếng là những nhà văn của đồng quê, "miệt vườn" Nam-Bộ.
            Không phải đã sinh ra và lớn lên trong ruộng rẫy như họ, thì
            khó mà có thể nói lên được trọn vẹn những tình-tự dạt-dào

                                          145
   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151