Page 143 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 143
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
không được nhiều người biết đến; riêng ngay tại vùng đất
Thuận-Hóa "đi từ vùng giáp-giới Quảng-Trị ở phía bắc xuôi
về các vùng giáp-giới Ðà-Nẵng ở mặt nam" tiếng nói cũng
đa-dạng "thay đổi từ huyện này qua huyện khác". Ðó là
phần vì đất Thần Kinh cổ-kính vốn khép kín phần vì các miền
quê xứ này không phải là nơi hấp-dẫn các người dân đến
sinh-cư lập-nghiệp như miền Nam phì-nhiêu màu-mỡ, khiến
cho sự giao-lưu văn-hóa khó thực-hiện. Chỉ nội "cái âm-sắc
của Huế vốn "trầm nặng" đã đủ cho các dân Hà-Nội hay
Sàigon nghe mệt rồi, chứ đừng nói các thổ-ngữ đặc-biệt".
Những thổ-ngữ này đại-khái như là:
miền Trung miền Bắc / miền Nam
Phách đấu Nói xạo, nói dóc
Cái nùi Cái nút
Cái nốt Cái thuyền
ở nể ở không, rảnh rỗi
Ăn cơm nể Ăn cơm lạt
chộ thấy, gặp (Vd: tau chộ hắn)
nằm chộ nằm thấy, nằm mơ thấy
chắc Cái mình
ngồi một chắc ngồi một mình
thời Ăn (Vd: mời ông thời cơm)
Ngơi, thét, giấc ngủ
cưới Cái sân
Ló cấu lúa gạo
Ngoài những dẫn-chứng nói về thổ-âm xứ Huế, tác-giả Lê-
văn-Lân (*) có kể lại một câu chuyện gây-gổ đánh lộn giữa
hai vợ chồng ở một vùng quê xứ Thừa-Thiên như thế này:
142