Page 148 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 148
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Thổ mà ca cũng ... dữ ... hén! (trang 194)
(Hải-Bằng, Gia-đình Bác Tám)."
Dĩ nhiên, dữ đây không phải là dữ-dằn, nó diễn-tả cái ý
nghĩa "nhiều lắm", nhưng nếu nói như người miền Bắc
"khuya lắm rồi" thì nghe vẫn còn ấm-ức vì chưa tả hết được
cái "nhiều lắm" ấy nó "lắm" đến như thế nào, đấy là vì cái
tiếng này còn phát ra cái âm-giọng miền Nam nó "õng-ẹo"
mềm-mại dễ thương (như sẽ đề cập ở đoạn 6.III nói về sự
biến-dạng âm và thanh giữa các miền). Vả chăng, "nhiều
lắm" chỉ là một trạng-từ chỉ số-lượng trong khi "cũng dữ
hén!" thì "dữ" còn có chức-năng thay-thế cho cả một mệnh-
đề, một tiền-ngữ được tóm gọn, hiểu ngầm. Ở đây ta hiểu
rằng: người Thổ này dù chỉ là Miên-Kiều thế mà ca cải-cách
cũng mùi rệu quá xá đi thôi! Ấy là chưa kể thêm vào những
thán-từ "ta, hén!" với âm-giọng đặc-biệt miền Nam ướp
thêm cho ngôn-ngữ được ngọt-ngào hơn. Cái ngọt-ngào ấy
thấy man-mác yêu thương như khi nghe cô gái miền Hậu-
Giang cất tiếng khen nhẹ-nhàng đầy tràn tình-tứ "Gớm! dử
thần hôn!"
Dưới đây người viết xin được kể thêm một số đặc-ngữ miền
Nam. Những tiếng này nhan-nhản trong "Gia đình Bác Tám"
và "Giòng sông nước mắt" của Hải-Bằng:
- Tui "hỏng" có cà-rỡn với anh nữa đâu. (GÐBT, tr. 83)...
- Nó trả lời cà-rỡn (GÐBT, tr 166)...
- Ai biểu, tôi kêu anh giựt một , mà anh cứ mê ca, không
thèm trả lời, làm chi (GÐBT, tr 59)
147