Page 139 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 139
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Lối nói lái này, không những tạo thêm được từ-ngữ mới mà
cái ẩn-ý sâu sắc hàm-súc trong ngôn-từ quả đã làm nổi bật
nét đặc-thù của tiếng Việt.
.......................................................................................................................
(*) Cước-chú: Chùa Bà Ðanh còn gọi là Bảo-Sơn-Tự như
tên đề trước tam-quan, toạ-lạc tại nơi hẻo-lánh, thường có
cọp qua lại, cách huyện Kim-Bảng, tỉnh Hà-Nam chừng hai
cây số, nên tục-ngữ có câu: Vắng như chùa Bà Ðanh .
…………………………………………………………………………………………….
III- Những tiếng khác nhau giữa các miền
Ngoài những tiếng khác nhau do âm giọng biến-đổi theo
phong-thổ như sẽ đề-cập, mỗi miền vì tập-tục và sinh-hoạt
đã có những từ-ngữ, thành-ngữ và đặc-từ khác nhau, điều
này khiến cho kho từ-ngữ Việt vốn đã dồi-dào lại càng thêm
phong-phú.
Dĩ-nhiên những tiếng khác nhau này dùng để chỉ-danh
những sự-vật chỉ riêng miền này có mà miền kia lại không
như cây vú sữa, trái sầu-riêng ở miền Nam, hoặc cây soan,
cây ruối, bụi găng ở miền Bắc. Ðây là tên gọi những đặc-sản
nổi tiếng của mỗi miền.
Chẳng hạn ở miền Nam có cá nhồng, cá buôi, cá chốt như
ca-dao vẫn thường hát:
“Chi ngon bằng gỏi cá nhồng?
Chi vui bằng được tin chồng vinh-quy?”
hay:
“Ba tiền một khứa cá buôi,
Cũng mua cho đặng mà nuôi mẹ già.”
138