Page 73 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 73
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
"Lợi" khi là hình-dung chỉ-định-từ nghĩa là có ích, ngụ một lời
khuyên nên làm vì đó là việc tốt, việc có ích lợi. Nhưng khi là
danh-từ thì nghĩa lại khác hẳn, là nướu răng. Suốt ba câu
đầu, ý-tứ thật nghiêm-chỉnh. Sang đến câu thứ tư phải chờ
đến bốn tiếng chót người ta mới sửng-sốt về ý-tứ nghịch lại.
Tiếng đồng-âm ở đây phối-hợp với lối bỡn chữ khiến cho
ngôn-ngữ đượm vẻ dí-dỏm và sâu-sắc cay-độc.
• Hoặc giả "Non" vừa là một danh-từ có nghĩa là núi
vừa là tĩnh-từ có nghĩa là còn trẻ:
“Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi mới là núi non?”
Cũng thế, Nguyễn-Khuyến mở đầu bài "Lên Núi An-Lão"
bằng hai câu đề sử-dụng tiếng đồng-âm phối-hợp với lối bỡn
chữ như sau:
“Mặt nước mênh-mông nổi một hòn,
Tiếng già nhưng núi vẫn là non.”
(Nguyễn Khuyến, Lên núi An-Lão)
Núi An-Lão là một ngọn núi trọc lâu đời thuộc huyện Bình-
Lục tỉnh Hà-Nam. Thấy núi trọc không cây cối thì quả là núi
già, nhưng vì núi còn gọi là non, thì ai bảo là núi già; núi vẫn
còn trẻ. Mượn cảnh để tự-trào, sánh mình với núi An-Lão,
tác giả tự-hào tuổi đã cao, song "ai dám bảo ta già khi chí ta
còn kiên-cường trẻ-trung?" Cho nên kết bài, cụ Tam-Nguyên
đã hạ hai câu:
“Tiếng già, già chưa hơn ta nhỉ!
Chống gậy mà lên gối chửa chồn”
72