Page 75 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 75
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
ách" thì con dao đã được chỉ-thị rõ thêm ra, lại thêm mấy
mệnh-đề theo sau bắt ta nghe ra được ở từ "cái", giọng nói
rắn-rỏi, dằn mạnh vì bực-bội. Ở đây, mở thêm dấu ngoặc:
nói cái bàn, cái ghế, song lại nói chiếc đũa, chiếc giày, chiếc
gối. Dùng từ "chiếc" khi diễn ý lẻ-loi bị tách ra khỏi toàn bộ
vì đũa, giày dép có đôi, và gối chiếc vì hoàn-cảnh cô-đơn
hay goá bụa.
“Trăng khuya, trăng khóc trên đồi,
Khóc cho chiếc bóng hết ngồi lại đi.”
(Ca-Dao)
“Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa-xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường .”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Cũng như nói "cái bàn này, hai chiếc chân thì lung lay, hai
chiếc kia thì chiếc đực chiếc cái".
b- Nói "chiếc đực chiếc cái" là kiểu nói của thành
ngữ ý nói 2 chiếc so-le hay không đồng-bộ. "Cái" ở đây lại
có ý-nghĩa thuộc về giống.
Do đó người ta nói "anh chàng lại cái" để chỉ người
đàn ông có nhiều nữ-tính, không thích làm đàn ông mà thích
làm đỏm làm dáng, thích điệu-bộ nói-năng như con gái. Về
loài vật thì có trâu đực trâu cái. Ðối với súc vật có lông mao,
trừ heo (lợn): có heo nái, lợn sề, phân-biệt với heo đực, lợn
74