Page 69 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 69
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
miền Nam nói rất tự-nhiên: "cứ đi thẳng băng, hổng quẹo
đâu hết. Cứ đi, đi hoài, đi miết...". Âm "băng" phát ra nhanh
gọn, ngắn, cứng-rắn như một đường dao vạt chém, như một
cái gạt tay phác nhanh cho ta hình-dung sợi dây bị kéo thật
căng cho thẳng tắp. Người miền Bắc nói là "rẽ", tiếng "quẹo"
của miền Nam lúc đọc muốn trẹo cả quai hàm cực-tả được
khúc quanh, nghe gợi hình hơn là "rẽ". Những từ "hoài,
miết", như trên đã đề-cập về âm "oai", có âm giọng kéo dài
lê-thê, cực-tả được con đường dài xa thẳm, một hành-trình
dài miên-man không biết dứt khi nào.
* Muốn diễn ý "hết rồi" "chẳng còn gì nữa", nói "hết
sạch" vẫn chưa thấy đủ ý, người miền Bắc nói thêm “tất tần-
tật”, "hết sạch sành-sanh."
“Sạch-sành-sanh, vét cho đầy túi tham.”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Người miền Nam nói "hổng còn gì, hết trơn hết trọi". "Sạch
sành-sanh" hay "hết trơn hết trọi" tuy một đằng có âm giọng
quyết-liệt rắn-rỏi một đằng có âm giọng dịu-dàng dễ thương
song cả hai đều hết sức gợi hình.
* Nỗi-niềm tê-tái xót-xa. Tại sao không là sót-sa vì phụ-
âm x bật ra tiếng gió trái hẳn với phụ-âm s đọc cong lưỡi
không tượng-thanh, không ghi đúng được tiếng kêu xuýt-
xoa đau buốt khi bị chà muối vào chỗ đứt tay chảy máu.
Gió đùa xôn-xao trong khóm trúc. Dư-luận xôn-xao
đồn thổi. Những lời bàn-tán xì-xào. Tiếng gà xao-xác
gáy. Tiếng lá rơi xào-xạc.
68