Page 61 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 61
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
sàng để nói dẽo-dọt. Cái thế ngồi bắt chéo chân ấy, bắt ta
hình-dung một bà Phán Lợi trong "Ðoạn Tuyệt" hay một bà
Án trong "Nửa Chừng Xuân" với thái độ "khinh-bạc ngồi vắt-
vẻo trên xe nhà lướt qua". Tả tiếng nhạc cao-sang, véo-von,
len-lỏi trong rặng cây xanh, lá cành đong-đưa rung-rinh theo
gió mà bắt ta hình-dung cái thế ngồi "vắt-vẻo" thì tuy tượng-
thanh song không gì gợi hình hơn!
• Khi ta viết: Mưa lộp-độp trên mái ngói, lẹt-đẹt trên
sân gạch, gõ lùng-tùng vào mái tôn, rỏ tí-tách dưới
mái hiên, rơi long-tong vào bể nước, chảy ồ-ồ từ
cống rãnh tuôn ra, đổ ào-ào như thác lũ.
Thiển nghĩ, dù có cố-gắng chuyển-ngữ đến mấy, cũng khó
kiếm được những từ chuẩn-xác, lột hết được mọi trạng-thái
mưa rơi nói trên cho thật chính-xác và trung-thực. Từ thính-
quan nhạy cảm, người nghe nhận xét rất tinh-tế từng loại
tiếng động khác nhau rồi lợi-dụng cách phát-âm đặc-biệt khi
đẩy lưỡi, uốn môi, phối-hợp với cung giọng trầm bổng của
các dấu, để ký-âm mỗi loại tiếng động, tạo ra những tiếng
tượng-thanh, diễn-tả cụ-thể mỗi trường-hợp mưa rơi mà
chẳng trường-hợp nào giống trường-hợp nào.
• Cũng là màu đen, song nếu xấu thì nói đen sì,
đen thui, đen đủi; đẹp thì có đen rưng-rức như hàm
răng hạt huyền, hay ngăm-ngăm như nước da bánh
mật, đen như vậy là đen giòn: đen đẹp. Trắng cũng
có cái đẹp cái xấu: đẹp thì nói trắng muốt, trắng nõn,
trắng ngần, trắng phau, trắng xóa, trắng tinh, trắng
toát; xấu thì trắng bệch, trắng phếu; như tả sự đời
bất công trớ-trêu, ca-dao nói rằng:
“Những người má đỏ hồng hồng,
60