Page 62 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 62

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

                      Răng đen rưng-rức thì chồng chẳng yêu.
                           Những người mặt lọ như niêu,
                     Hàm răng trắng phếu, chồng yêu hững-hờ.”
                                                (Ca-Dao)
            Tả lúc Kim-Trọng ra về sau phút trò chuyện với Vương-Quan
            trong buổi đi "thanh-minh" tình cờ gặp chị em Kiều, Nguyễn-
            Du viết:
                            “Bóng tà như giục cơn buồn,
                     Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo.”

            Bóng  chiều  lảng-vảng.  Chiều  lên  dần  dần.  Về  chẳng  nỡ,  ở
            chẳng  tiện.  Buồn  dâng  nao-nao.  Chàng  đã  lên  ngựa  ra  về
            mà  người  ở  lại vẫn  còn  đưa  mắt  nhìn  theo.  Nếu  bảo  rằng
            nghé theo là trông theo, vẫn chưa đủ ý. Ðộng-từ "nghé" còn
            mô-tả dáng-dấp lấp-ló, cử-chỉ rụt-rè, e-lệ của người vẫn còn
            đứng "nép vào dưới hoa" ló mặt ra ngoài đưa mắt nhìn theo
            quyến-luyến.

            2- Vận-dụng cách phát-âm và sử-dụng dấu để hình-
            thành.


            Như trên đã nói, vận-dụng tối-đa môi miệng, tiếng Việt có
            rất nhiều âm đặc-biệt, cộng thêm năm dấu giọng sáu cung
            bậc để hình-thành các biểu-từ nói trên.

                       •  Chẳng hạn những vần "oe, oa" khi phát-âm,

                    miệng chúm tròn rồi mở rộng ra cho âm-thanh phát
                    hết  ra  ngoài,  đã  được  dùng  để  cấu-tạo  nên  những
                    biểu-từ gợi ý-tưởng tỏa rộng, mở ra, như các tiếng
                    tượng-hình trong những câu văn sau đây:
                    Đầu tóc lòa-xoà.


                                          61
   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67