Page 130 - Sáng Tạo - Bừng Cháy Sức Mạnh Bên Trong
P. 130

bạn sẽ gọi nó là căn phòng tràn đầy? 'Phòng' nghĩa là trống rỗng;
                'phòng' nghĩa là không gian. Với đồ đạc được bỏ đi, căn phòng lại
                đầy. Khi đồ đạc có đó căn phòng không đầy; nhiều thứ của nó bị

                thiếu bởi vì đồ đạc. Bây giờ căn phòng là đầy, cái trống rỗng là toàn
                bộ.
                     Bạn có thể nhìn từ hai đầu. Nếu bạn quá thiên về đồ đạc, đến
                mức bạn chỉ có thể nhìn vào ghế và bàn và tràng kỉ và bạn không
                thể thấy tính chất không gian của căn phòng, thế thì sẽ có cảm giác
                trống rỗng. Nhưng nếu bạn biết, và bạn có thể thấy cái trống rỗng
                một cách tr c tiếp, bạn sẽ cảm thấy c c kì t  do, điều không có đó
                trước đây bởi vì căn phòng bị bỏ qua; bạn không thể đi vào trong nó.

                Cứ chất vào nó bằng đồ đạc và sẽ tới một lúc mà bạn không thể vào
                được bởi vì toàn thể căn phòng mất rồi.
                     Có  lần  tôi  ở  trọ  trong  nhà  của  một  người  rất  giàu.  Ông  ấy  rất
                giàu, nhưng lại không có khiếu thẩm mĩ. Nhà ông ấy đầy tới mức nó
                không phải là nhà chút nào. Bạn không thể di chuyển được, và bạn

                bao giờ cũng sợ di chuyển bởi vì ông ấy có nh ng đồ cổ quí giá.
                Bản  thân  ông  ấy  cũng  sợ  di  chuyển.  Người  hầu  thường  xuyên  lo
                nghĩ. Ông ấy cho tôi chỗ tốt nhất, căn phòng đẹp nhất trong nhà ông
                ấy. Và tôi bảo ông ấy, "Đây không phải là phòng, nó là bảo tàng. Xin
                cho tôi cái gì đó nơi tôi có thể di chuyển được; thế thì nó mới là căn
                phòng. Đây không phải là căn phòng. Căn phòng gần như đã biến
                mất!"

                     Căn phòng nghĩa là t  do mà không gian cho bạn. Khi bạn làm
                việc, sáng tạo, tâm trí bạn đầy nhiều thứ. Tâm trí bị sử dụng. Viết
                một tiểu thuyết tâm trí bị bận rộn, viết bài thơ tâm trí bị bận rộn. Có
                quá nhiều đồ đạc trong nó, đồ đạc của tâm trí - ý nghĩ, tình cảm,
                nhân vật. Thế rồi cuốn sách được hoàn thành. Bỗng nhiên, đồ đạc đi
                đâu hết. Bạn cảm thấy trống rỗng. Nhưng không có nhu cầu trở nên

                buồn. Nếu bạn nhìn nó đúng - đây là điều Phật gọi là chính kiến,
                samyak  drasthi - nếu  bạn  nhìn  đúng  bạn  sẽ cảm thấy được  thoát
                khỏi ám ảnh, bận rộn. Bạn sẽ cảm thấy rõ ràng lần n a, nhẹ gánh.
                Nh ng  nhân  vật  đó  của  tiểu  thuyết  không  còn  đi  lại  ở  đó  n a.
                Nh ng vị khách đó đã đi rồi và người chủ hoàn toàn thoải mái. Tận
                hưởng nó đi! Diễn giải sai của bạn đang tạo ra nỗi buồn cho bạn, và
                nỗi sợ. Tận hưởng nó đi - bạn chưa bao giờ quan sát rằng khi một

                khách  tới  bạn  cảm  thấy  mừng,  và  khi  người  đó  đi  bạn  cảm  thấy
   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135