Page 113 - Me Toi
P. 113

Ánh nắng cuối của một ngày tàn còn vương lại trên ngọn cây đang lắc lư, cọt kẹt theo
               chiều gió phía sau trường, lá lung linh trong nắng xế như mời gọi tôi bước lại gần để
               tìm nồng ấm cũ. Sân trường đã vắng học trò, chỉ còn vài người đang vội vã đi trên
               hành lang dài và  đang bước ngang qua những lớp học  đã  đóng cửa  để trở về văn
               phòng ở cuối dãy gần Văn phòng Hiệu trưởng.

               Tôi bước chậm tới cổng trường, cầm lấy song sắt cửa đẩy mạnh, đồng thời tôi nghe
               tiếng xích sắt khua động và cánh cửa đã không mở. Thì ra, tôi đã không còn gì liên hệ
               tới trường tôi…! Tôi đã như một kẻ xa lạ lạc loài không gốc rễ. Bão lửa chiến tranh đã
               bứng tôi ra khỏi sân trường  để tôi làm kiếp ngựa hoang chạy luồn khắp ngả. Lòng
               người đã đổi thay để tôi trở thành kiếp bèo trôi trên biển lạ xứ người. Sân trường đó
               với những hình bóng chập chờn dấu yêu trong nỗi nhớ kỷ niệm, đã ngăn cách tôi bằng
               hai cánh cửa song sắt và chiếc xích buồn phiền chia cách. Tôi đứng rất gần sân trường,
               chỉ một bước nhỏ tôi đã có thể vào trong để nhặt lại những gì tôi đã bỏ lại sau lưng của
               thời niên thiếu cũ.

               Tôi chấp nhận đứng ngoài để cố gói ghém những kỷ niệm học trò trong tận đáy lòng để
               nhớ, để thương những vàng son đã đi qua với bạn bè cùng lớp.

               Hơn 40 năm tôi trở lại và đứng ngoài trong nuối tiếc để nhìn hàng cây phượng trước
               mỗi lớp đã không còn, và nhìn các lớp học đóng cửa trong yên lặng của chiều vàng
               hoàng hôn.

               Vài cây bàng với những lá xanh mướt đã được thay thế cho những cây phượng vỹ hoa
               đỏ hè về, một biểu tượng của học trò xa cách chia ly.

               Thì ra tre già măng mọc…! Chỗ đứng trong sân trường của tôi ngày trước đã không
               phải của tôi. Thế đứng của tôi đã đổ xiêu bật gốc để cho thế hệ sau chiếm chỗ vươn
               lên. Tôi chắc chắn họ tới trường cũng mang một hoài bão đội đá vá trời, cũng mang
               một tấm lòng phá núi lấp sông, và cũng sẽ chết cho Việt Nam được trường tồn vĩnh
               cửu.

               Nhưng tôi cũng chắc chắn rằng họ sẽ học những bài học tẩy não để nuôi hận thù như
               tôi đã học trong tuổi ấu thơ tại làng Thành Lập. Họ cũng sẽ nghi ngờ lẫn nhau trong
               thế tam tam chế, và sự chia rẽ hãi hùng trong nỗi cô độc bao quanh. Họ cũng sẽ học
               đường lối tranh đấu vô sản chỉ huy một chiều tiến tới thành công bằng không tưởng bất
               kể thủ đoạn lừa bịp nào để thành công.

               Cũng như anh Hoàng con bác Ký Khả, anh đã quên tất cả để được làm người Cộng Sản
               và đã lớn trong chiếc nôi vô sản này. Khi còn nhỏ anh đã cùng tôi mỗi thằng ôm một
               bên vú mẹ vì bác gái tôi không có sữa. Thời gian dài anh em xa cách, anh ở lại với bác
               ruột của anh, vì cha mẹ anh đã bị du kích Việt Minh đấu tố, và tôi xuôi Nam tưởng
               không bao giờ gặp mặt. Hơn 55 năm không một lần thư, thế mà lá thư đầu anh viết
               cho tôi gởi đi từ làng Đoài đất Bắc Việt Nam tới California với một giọng tuyên truyền
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118