Page 106 - NRCM1
P. 106

NHẬN RA CHÍNH MÌNH

           thức…  đó  là  mình.  Nhân  nơi  nhận  lầm  đó  mà  hình
           thành cái thức tâm của mỗi loài, ở mỗi đời, ở mỗi cõi
           trong tam giới. Thức tâm này siêu vƣợt trên sự sống
           chết, thức tâm này chính là dòng nghiệp lực xuất phát
           từ việc ngã ái, là lòng khát khao mãnh liệt, muốn đƣợc

           hiện hữu ngay khi bị mất thân này.
                 4- Danh sắc
                  Thức tâm mang nặng cái Ta trong đó (tức là thức
           A lại da và Mạt na), bắt đầu đi tìm vật chất để hiện hữu
           hay hiện hành gọi là danh sắc. Danh sắc chính là sinh
           hữu của đời sống trƣớc. Nó là phần tâm lý và vật chất
           ban  đầu  của  bào  thai. Danh  (thọ, tƣởng,  hành, thức).
           Sắc (sắc uẩn-tứ đại: đất, nƣớc, gió, lửa).
                 5- Lục nhập
                  Do  thức  tâm  thuộc  nghiệp  nào,  thì  hiện  ra  thân
           tâm  và  cảnh  giới  của  nghiệp  ấy.  Tùy  thức  tâm  thuộc
           nghiệp  ngƣời,  nghiệp  trời,  nghiệp  A  tu  la,  nghiệp  địa
           ngục,  nghiệp  ngạ  quỷ, nghiệp  súc  sinh  mà  hiện  ra  sự
           lãnh nạp các căn tƣơng ứng với nó, gọi là lục nhập. Nhƣ
           nhãn căn để thấy sắc trần, nhĩ căn để nghe âm thanh, tỷ
           căn để ngửi mùi hƣơng, thiệt căn để nếm vị, thân căn
           biết đƣợc xúc chạm và ý căn biết đƣợc pháp trần.
                 6- Xúc
                  Xúc chính là sự tiếp xúc giữa con ngƣời và thế
           giới bên ngoài thông qua sáu căn. Nói cách khác các
           căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) tiếp xúc với các trần
           (sắc,  thanh,  hƣơng, vị,  xúc,  pháp)  sinh  ra  nhãn  thức,
           nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, ý thức gọi là xúc. Vậy, xúc
           là sự giao thoa giữa căn, trần.
                                                                     105
   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111