Page 104 - NRCM1
P. 104
NHẬN RA CHÍNH MÌNH
lai với sự bắt đầu từ một danh sắc mới. Song song quá
trình tạo tác đó thì cơ thể cũng già yếu đi theo thời
gian. Tức là tiến trình Lão-Tử (tử) xảy ra nhƣ một hệ
quả đƣơng nhiên.
* Tìm hiểu các chi phần trong 12 nhân duyên.
1- Vô minh
Tự tánh của chúng sinh là giác, không phải vô tri
nhƣ cây, nhƣ đá, nên gọi là tánh giác. Tánh giác ấy là
diệu, nghĩa là duyên khởi ra các sự vật. Tánh giác ấy là
minh, nghĩa là nhận biết sự vật. Tánh giác thƣờng diệu
thƣờng minh. Cái diệu của tánh giác luôn luôn là cái
minh, nên gọi tánh giác diệu minh. 82
“Tính giác hẳn là minh mà vọng làm minh giác”
Nghĩa là tánh giác vốn là diệu minh, song tính minh
này chẳng hay tự giữ nên chuyển đổi sinh ra sở. Hoặc
lấy minh làm giác, lấy nghiệp tƣớng làm tự thể của
tánh giác, mất đi cái bản diệu nên nói là vọng. Tánh
giác rất chân nên không phân biệt, trong cái không
phân biệt vắng lặng thƣờng trụ, đó là diệu; trong cái vô
phân biệt mà mờ mịt bất giác, đó là vô minh. 83
Vô minh là một phạm trù khó hiểu, khó diễn đạt
khi muốn hiểu đến cội nguồn của nó. Với bộ óc suy
luận trong thế gian thƣờng nghiệm, ta có thể hiểu vô
minh là không sáng suốt, là mê lầm, không hiểu biết
nhƣ thật về sự vật, hiện tƣợng hiện hữu là do duyên
82
“Tự tánh… minh” Kinh Thủ Lăng Nghiêm, trang 283 - Tâm Minh dịch.
83
“Tính giác… vô minh” Kinh Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ, trang 336, 337 -
Hòa thƣợng Thích Phƣớc Hảo.
103