Page 99 - NRCM1
P. 99

Đức Thanh

           chóng  đạt,  nhƣng  tình  này  (tâm  phàm)  khó  dứt  trừ
           ngay. Vì vậy phải thƣờng giác ngộ và chiếu soi lại nó
           (giác sát) để nó tổn giảm dần dần, nhƣ gió tạm dừng
           thì sóng mòi cũng từ từ lặng xuống, đâu thể tu trong
           một đời mà đồng với lực dụng của chƣ Phật. Chỉ nên
           lấy không tịch làm tự thể, chớ nhận sắc thân, lấy “linh
           tri” làm tự tâm, chớ nhận vọng niệm. Vọng niệm nếu
           khởi  đều  chẳng theo  nó, thì khi  lâm  chung  tự  nhiên
           nghiệp  chẳng  thể  lôi  cuốn  mình  đƣợc.  Tuy  có  thân
           trung  ấm,  nhƣng  đƣợc  tự  do  lựa  chỗ  đến  hoặc  cõi
           ngƣời  hoặc  cõi  trời,  tùy  ý  nƣơng  gá.  Nếu  niệm  yêu
           ghét  đã  hết  thì  chẳng  chịu  thân  phần   o n  sinh  tử
           (thân  phàm  phu)  tự  hay  đổi  ngắn  thành  dài,  đổi  thô
           thành diệu. Nếu tất cả niệm vi tế lƣu trú trong tâm đã
           vắng lặng, chỉ riêng còn trí tuệ rộng lớn tròn sáng, thì
           tùy cơ ứng hiện trăm ngàn ức hóa thân để độ chúng
           sinh có duyên, gọi đó là Phật.    78
                 *Vấn đề vướng mắc
                 Vô ngã là không có Ta phải không?
                 - Không có Ta thì ai đi tái sinh?
                    Tâm đi tái sinh
                   - Không có Ta thì ai tạo nghiệp, ai chịu quả báo?
                 Tâm tác ý tạo nghiệp qua thân, khẩu, ý. Khi ngũ
           uẩn  tan  rã,  tâm  vô  minh  khát  ái,  thèm  sống  nên  bị
           nghiệp lực dẫn dắt đi tìm một ngũ uẩn khác để tiếp tục
           hiện hữu.



           78
             “Ông Thƣợng Thƣ… là Phật” Vô tướng tụng trang 66-68 - Hòa thƣợng
           Thích Phƣớc Hảo dịch.
           98
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104