Page 96 - NRCM1
P. 96

NHẬN RA CHÍNH MÌNH

           tham dục khác nhƣ: muốn cho thân này đẹp, muốn thân
           đƣợc cảm thọ êm ái, khoái lạc… Do ái ngã rồi giúp cho
           dục phát sinh; dục phát sinh trợ phát lại cho tánh ái.
                 “Dục nhân ái sinh, thân mạng nhân nơi dục mà có.
           Chúng sinh ái thân mạng, lại y nơi dục làm gốc, ái dục
                                        76
           là nhân, ái mạng là quả.”
                 Dục  nhân  ái  mà  có,  dục  từ  ái  sinh  ra,  ái  là  yêu
           mến, bởi yêu mến mới có dục. Nhân dục mà có sinh
           mạng, khi có sinh mạng rồi lại ái thân. Bởi ái thân nên
           muốn thân này đƣợc ăn ngon mặc đẹp, muốn thân này
           đƣợc ngƣời ta khen,… Từ việc ái thân, tâm bám víu,
           muốn  chiếm  giữ  những  đối  tƣợng  mà  nó  yêu  thích,
           nhằm thỏa mãn nhu cầu cho thân gọi là thủ (nắm giữ).
           Bởi  tâm  muốn  chiếm  giữ  nên  phải  dùng  tất  cả  biện
           pháp, bất chấp thiện ác, ra tay hành động, tạo nghiệp,
           thực hiện ý muốn chiếm giữ đó gọi là hữu. Cái hữu này
           là hành vi tạo nghiệp thiện ác trong hiện tại, chủng tử
           tạo nghiệp này lại đƣợc huân tập thêm vào tàng thức
           (A lại da Thức).
                 Tàng thức là cái nơi lƣu trữ toàn bộ chủng tử của
           một dòng tâm thức. Chủng tử này có thể là những hạt
           giống nhận thức, tâm lý, ƣớc mơ, kỹ năng,… có đƣợc
           từ nhiều kiếp sống trƣớc hoặc đời sống hiện tại (tức là
           từ hữu đã nêu trên). Do đặc tính của Mạt na Thức là
           ngã ái chấp Tàng; từ đó chấp lấy cái kho chứa chủng tử
           này làm tự tính riêng biệt, chấp nó là tự ngã, là cái Ta



           76
              “Dục  nhân  ái…  là  quả”  Kinh  Viên  Giác,  trang  116  -  Hòa  thƣợng  Thích
           Thanh Từ giảng.
                                                                       95
   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101