Page 105 - NRCM1
P. 105
Đức Thanh
sinh, bản chất của nó là vô thƣờng, vô ngã. Lầm nhận
nhƣ có một cái ta làm chủ tể, thật có một cái thân, thật
có một cái tâm, thấy có một thế giới khách quan tồn tại
độc lập với tâm thức con ngƣời. Cho nên khi thân tâm
tiếp xúc với trần cảnh thì phát khởi ra những tâm niệm
sinh diệt chuyển biến không ngừng và chấp những
niệm sinh diệt đó là tâm mình.
2- Hành
Hành là động lực, là ý chí, nó tác động thôi thúc
liên tục làm phát khởi ra cái tâm niệm sinh diệt không
ngừng, cũng nhƣ các hành động thân khẩu ý của con
ngƣời. Ví dụ:
- Nhƣ khi ta yêu thích cái gì đó một cách mãnh
liệt, thì nhƣ có một động lực ngấm ngầm chảy bên
trong, thôi thúc ta phải suy nghĩ một cách miên man,
phải hƣớng tâm về đối tƣợng đó hoài trong ngày.
- Cũng nhƣ khi ta giận ai quá, tâm ta suy nghĩ liên
tục về vấn đề liên quan đến đối tƣợng ấy, đến nỗi mất
ăn, mất ngủ.
3- Thức
Tâm niệm sinh diệt liên tục ấy là những tƣ tƣởng
về đạo đức nhân sinh, tôn giáo, tình cảm, ký ức, kinh
nghiệm cuộc sống, nhận thức đúng sai, đẹp xấu…
ngấm ngầm chảy và đƣợc lƣu trữ trong tàng thức (A lại
da Thức) của mỗi chúng sinh.
Nhƣng do Mạt na Thức ngã ái chấp tàng, chấp cái
kho chứa (A lại da Thức) là mình, hay nói cách khác
chấp những tƣ tƣởng, tình cảm, kinh nghiệm, nhận
104