Page 109 - NRCM1
P. 109
Đức Thanh
10- Hữu
Các căn dính mắc với trần cảnh, do có tâm chấp
thủ muốn nắm giữ, rồi hành động tạo tác gây nghiệp
thiện, ác gọi là hữu. Hữu có hai phần:
- Nghiệp hữu (tiến trình tích lũy của nghiệp) là
những hành động tạo tác thiện ác đã đƣợc tích trữ, cất
giữ dƣới dạng chủng tử trong tàng thức.
- Sinh hữu (hậu quả của nghiệp) là sự tích trữ các
chủng tử thiện, ác trong tàng thức đến mức độ nào đó;
thì sẽ định hình ra một khuynh hƣớng tái sinh của
nghiệp trong đời vị lai. Tiến trình tích lũy của nghiệp là
nhân (nghiệp hữu). Khuynh hƣớng tái sinh đƣợc thiết
lập trong tàng thức là quả (sinh hữu).
+ Trong kiếp sống này, chính ta tạo ra nhân lành
hay nhân dữ thì đời sau ta phải chịu quả vui hay khổ.
“Hữu” có thể hiểu là cái sinh khởi và cái làm điều kiện
để cái khác sinh khởi. Chính hữu đã tạo điều kiện cho
sự tái sinh của con ngƣời ở kiếp sau.
+ Nói theo Duy Thức học thì các chủng tử thiện,
ác trong đời hiện tại là hạt giống huân tập thêm vào
tiềm thức (A lại da Thức). Tùy theo nội dung, tính chất
của các chủng tử nghiệp huân tập là phù hợp với cảnh
giới nào trong pháp giới mƣời phƣơng. Đây là một
định hƣớng tái sinh. Dựa vào định hƣớng này, A lại da
Thức tự nó sẽ biến hiện ra một y báo (cõi nƣớc) và một
chánh báo (thân tâm) trong đời vị lai. Để cho thân tâm
ta đƣợc thọ dụng, trải nghiệm cái quả báo mà chính
mình đã gieo trồng từ đời sống trƣớc.
+ Diễn đạt theo một lối khác:
108