Page 22 - NRCM1
P. 22

NHẬN RA CHÍNH MÌNH

                 Thời gian thì cứ trôi, hết mùa xuân rồi lại mùa hạ,
           thu, đông. Trên đầu tóc đã bạc, ngẫm nghĩ lại cuộc đời
           lúc thăng, lúc trầm, những trải nghiệm vui buồn trong
           đời đã trôi qua nhƣ một giấc chiêm bao không thể nắm
           bắt  đƣợc.  Thức  giấc,  biết  chiêm  bao  là  không  thật,
           nhƣng trong lúc chiêm cũng có cảm thọ vui sƣớng hay
           khổ đau phiền muộn theo cảnh vậy. Cuộc đời là một
           giấc chiêm bao dài, trong đó con ngƣời thấy có giàu
           sang, vinh nhục, đƣợc-mất,… với cái tâm chấp trƣớc
           của mình mà ra. Đến tuổi già nó chất chứa đầy ắp cả
           hộc sầu  muộn. Tâm  lúc nào  cũng có  điều bất  an với
           những cái Ta ham muốn, cái Ta đƣợc mất, cái Ta ƣớc
           vọng chƣa toại nguyện…. Chính điều này đã làm cho

           nội tâm của chúng ta thiếu an lạc, hạnh phúc.
                 Kinh Bát Đ i Nhân Giác Đức Phật dạy: “Điều thứ
           ba giác ngộ rằng tâm ta không bao giờ biết chán đối
           với dục lạc, luôn muốn đƣợc nhiều, vì vậy tội ác tăng
           trƣởng. Bậc Bồ Tát thì không nhƣ vậy, họ luôn nghĩ
           đến sự biết đủ, sống an vui thanh đạm để hành đạo, lấy
                                                9
           trí tuệ làm sự nghiệp của mình.”
                 Nếu có nhiều ham muốn thọ lạc thì càng mang lại
           khổ đau, tội ác tăng trƣởng. Ít ham muốn, sống biết đủ,
           thì trí tuệ tăng trƣởng, hạnh phúc có mặt.
                 Ngƣời biết đủ là biết hài lòng với những gì mình
           có đƣợc, đó là ngƣời hạnh phúc, giàu có nhất. Vì ngƣời

           9
             “Điều thứ ba… của mình” Con  ường Bồ Tát nhập thế (Kinh Bát Đ i Nhân
           Giác), trang 34, 35  – Hòa thƣợng Thích Viên Giác dịch. Phần chánh  văn:
           “Đệ tam tri giác, tâm vô yểm túc, duy đắc đa cầu, tăng trƣởng tội ác, Bồ Tát
           bất nhĩ, thƣờng niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy tuệ thị nghiệp.”
                                                                       21
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27