Page 118 - Phẩm Tam Quốc
P. 118

Đương nhiên, nói vậy thì hơi lạ, dễ dàng hiểu sai đi, vì vậy cần phải giải thích

               thêm một chút.
                  Thực ra, không phải Tào Tháo không cần đức. Thực tế thì Tào Tháo rất
               chú trọng mặt đạo đức. Tào Tháo rất tôn trọng những người đạo đức chân
               chính,  cao  thượng.  Thôi  Diễm  là  người  nho  nhã  chính  phái,  Tào  Tháo  rất

               kính nể; Mao Giới là người liêm khiết công minh, Tào Tháo rất kính trọng.
               Tào Tháo thường nói với mọi người, Thôi Diễm là tấm gương cho mọi người,
               là mẫu mực của thời đại. Nếu quan lại ai cũng được như Thôi Diễm và Mao
               Giới, đều tự giác chấp hành mọi luật lệ thì có thể, ta chẳng còn việc gì mà
               làm.

                  Nhưng Tào Tháo hoàn toàn không phải là người “Duy đạo đức luận” (Năm
               Kiến An thứ VIII, Tào Tháo ban bố lệnh phê phán “Duy đạo đức luận”). Tào
               Tháo không coi đạo đức là tiêu chuẩn duy nhất trong tuyển chọn nhân tài,
               thậm chí không coi đó là tiêu chuẩn số một. Vì sao vậy? Bởi một khi lấy đạo

               đức làm tiêu chuẩn duy nhất và tiêu chuẩn số một sẽ nảy sinh ra ba vấn đề. 1-
               Có  đức  không  có  tài.  Một  người  được  tuyển  chọn,  về  phẩm  chất  đúng  là
               không có vấn đề nhưng tiếc là cái gì cũng không biết, không làm được thì chỉ
               là một người tốt, vô dụng. 2- Quá cầu toàn. Một số người có tài, thậm chí có
               tài đặc biệt, nhưng vì phẩm chất đạo đức có sai sót hoặc có vấn đề sẽ không
               được tuyển chọn. 3- Có sự dối trá. Một người muốn được tuyển chọn tất phải

               ra vẻ chính trị, ra vẻ đạo đức, kết quả đạo đức trở thành vô đạo đức, tình hình
               cuối thời Đông Hán là như vậy.
                  Vậy, chủ trương “Đức tài đầy đủ” không được sao? Thôi Diễm, Mao Giới
               chẳng phải đức tài đầy đủ sao? Đức tài đầy đủ đương nhiên là tốt, nhưng đó

               là điều lý tưởng. Trong thời bình, lúc thiên hạ đại trị, không có nhiều yêu cầu
               dặc biệt có thể cứ từ từ, tuyển chọn từng người một. Nhưng đây lả thời kỳ
               đặc biệt, Tào Tháo muốn làm những việc phi thường thì không thể từ từ, từng
               bước từng bước, phải trọng thưởng người có công, phải trọng dụng người tài
               năng. Nói như lời trong Thưởng công năng lệnh được Tào Tháo ban bố vào
               năm Kiến An thứ VIII (năm 203) tức là “Thời bình xét về phẩm đức, lúc có

               việc thưởng về công năng”.
                  Thực tế, đức và tài không thể có đầy đủ, danh và thực cũng vị tất đã thống
               nhất. Người có phẩm hạnh không nhất định là có năng lực (người có đức vị
               tất đã có thể tiến thủ). Người có năng lực cũng không nhất định đã có phẩm

               hạnh (người biết tiến thủ vị tất đã có đức hạnh). Cũng vậy, người xuất thân
               tốt không nhất định có trình độ, người có trình độ không nhất định là xuất
   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122   123