Page 122 - Phẩm Tam Quốc
P. 122

Sính này vừa đau xót vừa hổ thẹn, còn mặt mũi nào đến gặp minh công sớm

               hơn”. Nói xong, khóc lóc rơi lệ. Tào Tháo cũng rơi lệ theo (vì thương xót),
               “Túc hạ xứng đáng là trung thần”. Sau đó lại bổ nhiệm Văn Sính là Thái thú
               Giang Hạ. Hơn chục năm Văn Sính giữ chức vị này (nhưng tước vị thì ngày
               một cao hơn, từ Quan nội hầu đến Đình hầu, Hương hầu, Huyện hầu), đánh
               Quan Vũ, chế ngự Tôn Quyền “tiếng vang nước địch, giặc không dám đến”,
               giữ trọn mảnh đất – các binh gia thường tranh giành, cho Tào Tháo (Xem
               Tam quốc chí. Văn Sính truyện).

                  Qua đây mới thấy, kỳ thực Tào Tháo rất coi trọng đạo đức, và cũng chủ
               trương đức tài gồm đủ. Văn Sính được coi là đức tài đầy đủ nhất. Nhưng đức
               mà Tào Tháo chú trọng là đức lớn, tức là trung và nghĩa, không bới lông tìm

               vết, bỏ qua các tiểu tiết, như là tác phong sinh hoạt v.v… chỉ cần đại tiết tốt
               đẹp, những việc bé nhỏ khác, Tào Tháo mắt nhắm mắt mở, coi như không
               hay. Tam quốc chí. Quách Gia truyện nói, Quách Gia mưu sĩ hạt nhân của
               Tào Tháo bị Trần Quần – một mưu sĩ quan trọng chỉ trích, nói hành vi của
               Quách Gia đáng phải kiểm điểm (bất trị phải kiểm điểm), đã nhiều lần phê
               phán giữa triều đường, Quách Gia vẫn như thường, vô sự (Gia vẫn như cũ);
               Tào Tháo cũng không hỏi tới, vẫn tín nhiệm như cũ, càng thêm trọng dụng

               (giao  việc  quan  trọng  hơn).  Bản  thân  Trần  Quần  là  người  đúng  mực,  Tào
               Tháo cũng luôn tán thưởng (Quần ngay thẳng đúng mực, thấy rất vui). Tào
               Tháo vờ hồ đồ, nhập nhằng, bên nào cũng được, đó là “Đạo trung dung” mà
               mọi người thấy khó hiểu và Tháo đã đạt tới cái tinh túy của “Trung dung”.
               “Trung dung”, tức là lấy cái có thể đúng, lấy cái lớn bỏ cái nhỏ, có kinh có

               quyền, đã có tính nguyên tắc (kinh) lại có tính linh hoạt (quyền). Phải giữ
               vững đạo đức, không giữ thì sẽ hỏng hết, tất cả chỉ là lũ tiểu nhân. Cũng vậy,
               không nên tính toán những tiểu tiết, tính toán cho đến bao giờ, ai ai cũng thấy
               có phần nguy hiểm. Vì vậy, Tào Tháo mới khẳng định Trần Quần và cũng
               không truy cứu Quách Gia. Tào Tháo nắm chắc phương hướng đó, nắm đến
               từng ly từng tí.

                  Xem ra, Tào Tháo là thống soái của tài. Tào Tháo biết rõ là thống soái phải
               biết thu nhận tất cả, thu hút một lượng lớn nhân tài và sử dụng nhân tài. Phải
               biết bao dung, bao gồm cả những người mà người khác không thể bao dung.
               “Trăm sông về biển, có dung có mạnh”, nghĩa là không từ chối, có thể thu

               nạp tất cả , Nghĩ xem, trăm sông về biển, hẳn trong đó có cả bùn, cát. Nêu
               biển cả chỉ nhận nước trong, không nhận bùn cát thì gọi thế nào là biển cả?
                  Tào Tháo có tấm lòng giống như biển cả. Chính vì tấm lòng biển cả đó,
   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127