Page 144 - Phẩm Tam Quốc
P. 144
§14. TRỜI SINH KÌ TÀI
Chúng ta chưa thể xác định rõ nguyên nhân, Tào Tháo từ một ý nghĩ sai
lầm đã để sổng mất Lưu Bị. Lưu Bị như rồng xuống biển, hổ về rừng, vận khí
trở nên tốt đặc biệt. Năm Kiến An thứ XII (năm 207), Lưu Bị mời được Gia
Cát Lượng tư Long Trung, còn Quách Gia trên đường bắc chinh đã lâm bệnh
và qua đời lúc còn rất trẻ. Kết quả một người ra, một người đi là Lưu Bị như
cá muối vươn mình, Tào Tháo chí lớn khó đền đáp. Vậy Quách Gia là người
như thế nào, khác và giống với Gia Cát Lượng ở điểm nào?
Tập trước chúng ta đã nói, Lưu Bị có chí anh hùng, có khí anh hùng, có
hồn anh hùng, có nghĩa anh hùng, chỉ không có “đất anh hùng” (địa bàn của
mình), chỉ có thể bôn ba khắp nơi, phản phúc vô thường nhờ vả người khác.
Có thể vì nguyên nhân này, Tào Tháo từ một suy nghĩ sai lầm đã để sổng mất
Lưu Bị. Lúc này, Lưu Bị đã như rồng xuống biển, hổ về rừng, có thể làm
được gì không, còn phải xem vận khí của Lưu Bị.
Không ai ngờ vận khí của Lưu Bị trở nên tốt đặc biệt. Năm Kiến An thứ
XII (năm 207) là năm quan trọng đối với Lưu Bị và Tào Tháo. Tháng chín
năm đó, Quách Gia – mưu sĩ Tào Tháo quý mến nhất, bất hạnh lâm bệnh và
qua đời; và cùng năm này, Gia Cát Lượng đến với Lưu Bị, Quách Gia qua
đời năm ba mươi tám tuổi, Gia Cát Lượng hai mươi sáu tuổi xuống núi, lịch
sử bắt đầu chuyển hướng.
Vì sao lại liên hệ đến cái chết của Quách Gia và sự xuống núi của Gia Cát
Lượng? Hai điều đó có quan hệ gì?
Có. Loại quan hệ hoặc liên hệ này, đương nhiên không phải là chúng xuất
hiện trong cùng một năm. Đó chỉ là sự trùng hợp. Điều mấu chốt là hai sự
kiện đó ảnh hưởng đến cả hai phía Tào, Lưu. Chúng ta đều biết, lực lượng
quyết định sự thắng thua của chiến tranh; và lực lượng sẽ biến đổi khi bên
này mạnh bên kia yếu và bên này yếu bên kia mạnh. Gia Cát Lượng đến bên
Lưu Bị là “bên này mạnh bên kia yếu”: Tào Tháo yếu, Lưu Bị mạnh, tính
kiểu gì thì Tào Tháo cũng là người thua thiệt.
Có điều, ở đây còn có vấn đề, tức là khả năng và trình độ hai người. Nếu
không đủ khả năng thì việc tính toán trên cũng chẳng có ý nghĩa. Cũng vậy,
nếu trình độ khác nhau, hoặc khác nhau quá lớn thì cũng không cần phải so
sánh làm gì. Vậy, khả năng của Gia Cát Lượng và Quách Gia như thế nào?
Trình độ của họ như nhau chăng? Hoặc họ giống nhau ở chỗ nào?
Đúng là Quách Gia và Gia Cát Lượng có những điểm giống và khác nhau