Page 298 - Phẩm Tam Quốc
P. 298
học đệ tử mới được miễn trừ dao dịch. Vì vậy năm hai mươi chín tuổi trở
thành đệ tử của Kinh học đại sư Trịnh Huyền, sau này được Viên Thiệu gọi
vào trong quận nhận chức Kỵ đô úy (quan thống soái Vũ Lâm kỵ binh).
Chúng ta đều biết, Viên Thiệu là người nghe không lọt tai những lời trái ý.
Thôi Diễm khuyên Thiệu không nên đánh Tào Tháo. Viên Thiệu không nghe,
kết quả là bại trận ở Quan Độ. Sau khi Viên Thiệu mất, Viên Thượng và Viên
Đàm giành nhau Thôi Diễm, họ Thôi đành phải “cáo bệnh từ chối”, kết quả là
bị giam vào ngục. May sao được Trần Lâm cứu giúp mới thoát chết.
Sau khi Tào Tháo công phá Nghiệp Thành, Thôi Diễm liền theo Tào Tháo.
Kiến An năm thứ XIII (Công nguyên năm 208), Tào Tháo phế bỏ tam công,
phục hồi chế độ thừa tướng và tự nhận chức thừa tướng. Trong phủ thừa
tướng có Đông Tào và Tây Tào lo việc tuyển chọn cán bộ. Tây Tào quản các
bộ ở trung ương, Đông Tào quản việc địa phương và quân đội. Thôi Diễm
từng làm việc ở cả hai nơi. Bùi Tùng Chi chú dẫn Tiên hiền hành trạng nói,
lúc nhận chức ở Đông, Tây Tào, Thôi Diễm đã tuyển chọn được vô số nhân
tài ưu tú “văn võ người tài đều được xem xét đề bạt”, tùy tài mà sử dụng,
không dựa vào tình cảm, dẫn đến “Triều đình mạnh mẽ, thiên hạ thái bình”,
tuyệt không dùng kẻ hủ bại, xây dựng một triều đình đầy hy vọng.
Bấy giờ Thôi Diễm đúng là một danh sĩ đức cao vọng trọng. Thôi Diễm
lúc nhỏ tính tình đôn hậu, ít lời nhỏ tiếng, tướng mạo đường đường, vẻ một
nhân tài. Tam quốc chí từng nói; “thanh thế cao vời, đôi mắt ngời sáng, râu
dài bốn thước, trông rất uy thế”; Tiên hiền hành trạng lại nói: Thôi Diễm
“trong sáng ngời ngời, nhìn xa học rộng, hành sự đúng đắn, chính sắc trong
triều”, cũng là thanh liêm trung trinh, nho nhã chuẩn xác, làm việc đúng
đường, dáng vẻ đường hoàng, lẫm liệt ở trong triều. Nghe nói, không những
người trong triều đều sùng kính Thôi Diễm (triều sĩ ngưỡng vọng) mà ngay
cả Tào Tháo cũng phải nể phục (Thái tổ cũng kính nể). Thực tình, Tào Tháo
muốn Thôi Diễm đến nhận chức ở Đông Tây Tào vì Diễm có thể biến đổi con
người từ tham lam thành thanh liêm (người tham mộ danh thành thanh liêm),
người dũng cảm được khích lệ thêm (tráng sĩ được khích lệ). Chính Tào Tháo
đã nói như vậy. Tào Tháo coi Thôi Diễm là thủ lĩnh của mọi người, là tấm
gương cho các quan, (có thể làm gương cả một thời) xem như là mẫu mực
của thời đại.
Nhưng là một người như vậy mà vẫn bị Tào Tháo giết, vu khống để giết.
Lý do để giết là “có bụng phỉ báng”. Coi “có bụng phỉ báng” làm tội danh để
giết người vốn là sự suy luận bừa bãi, hơn nữa không thể nói là Thôi Diễm