Page 301 - Phẩm Tam Quốc
P. 301
Nam Dương đều ỷ vào cái cũ bất kính mà bị giết. Còn mọi người luôn thương
tiếc Diễm, đến nay vẫn là oan uổng”. Đúng là Hứa Du chết vì bất kính,
nhưng Khổng Dung thì không phải. Khổng Dung chết vì “chống đối”. Còn
Thôi Diễm thì sao? Thôi Diễm không hề phản đối khi Tào Tháo được phong
Ngụy công, tấn phong Ngụy vương. Ngay cả khi Tào Tháo lấy câu “việc
cũng coi là được” để xem là hoặc để nói là “bất kính”, cũng chưa chắc Thôi
Diễm đã xung đột với Tào Tháo. Vậy thì cuối cùng vì sao Tào Tháo phải giết
Thôi Diễm?
Có thể đoán ra ba lý do.
1- Thẩn kinh quá mẫn cảm. Chúng ta đều biết, việc Tào Tháo được phong
Ngụy công rồi kiến Ngụy quốc, xưng Ngụy vương nhiều người không hài
lòng. Nghĩ xem, một người trí tuệ như Tuân Úc đã công khai phản đối, những
người khác thì bàn tán sau lưng. Điều đó khiến cho tinh thần Tào Tháo căng
thẳng, luôn kinh hoàng hoảng hốt, lo lắng sợ hãi, nghi thần nghi quỷ. Hơn
nữa theo quan niệm truyền thống, chính nhân quân tử là người có trách nhiệm
ủng hộ vương thất, ngăn ngừa chính biến. Tào Tháo rất cảnh giác, hoài nghi
số người đạo đức cao thượng. Vừa khéo Thôi Diễm lại nằm trong số người
đó. Vì vậy khi nghe lời nói của Thôi Diễm, Tháo không hề nghĩ về phía thiện
ý mà chỉ nghi ngờ Thôi Diễm “công kích ác độc”.
Vấn đề là ở chỗ, vì sao Thôi Diễm không biện giải? Cũng có hai khả năng:
1- “không thèm chấp”. Chúng ta đều biết Thôi Diễm nhân phẩm cao thượng
cao quý. Một người cao thượng cao quý thì không bao giờ kiêu ngạo, ngạo
mạn. Quân tử có khí tiết, đại trượng phu coi cái chết như trở về, biện giải làm
gì! Muốn giết thì giết đi, tự mình ra tay cũng được, nên đã ung dung tự tận.
Còn một khả năng nữa là “không cần thiết”. Nghĩa là Thôi Diễm đã tính toán,
sớm muộn gì thì Tào Tháo cũng sẽ giết mình, biện giải còn có tác dụng gì,
chi bằng cứ ung dung mà chết. Do vậy, vì sao Tào Tháo phải giết Thôi Diễm,
ngoài khả năng một ra, còn có khả năng thứ hai, thứ ba.
2- Giết người để báo thù. Thôi Diễm đã mắc tội với Tào Tháo chăng? Đã
mắc tội, nhưng đó là việc trước kia. Theo Tam quốc chí – Thôi Diễm truyện,
Kiến An năm thứ IX (Công nguyên năm 204), Tào Tháo công phá Nghiệp
Thành, bình định Viên thị, lĩnh Ký châu mục. Thôi Diễm vừa được cứu từ
ngục Ký châu ra, hiện làm biệt giá tòng sự của Tào Tháo, Tháo dương dương
tự đắc nói với Diễm, hôm qua ta vừa xét lại hộ khẩu, thấy được thêm ba mươi
vạn người, Ký châu quả là một châu lớn! Nào ngờ Thôi Diễm lại nói, nay
thiên hạ li tán, chín châu tan rã, anh em họ Viên gây can qua, người dân Ký