Page 304 - Phẩm Tam Quốc
P. 304
cũng trở thành con rối trong tay Tào Tháo, thì việc Tào Tháo đả kích Dương
Bưu có đáng kể chi? Theo Hậu Hán thư – Dương Bưu truyện, Kiến An năm
thứ X (Công nguyên năm 205), Dương Bưu bị miễn chức; năm thứ XI (Công
nguyên năm 206), những người nhờ “ân trạch” (không phải vì chiến công)
được phong hầu, đều bị tước bỏ tước vị, trong đó có Dương Bưu. Ông này
vừa bị bãi quan vừa bị đoạt phong, tuy chưa phải “xương khô trong nhà”,
nhưng cũng chẳng còn gì là “đẹp đẽ”. Dương Tu có thể không dựa vào anh
em họ Tào được chăng?
Vả quan hệ giữa Dương Tu và Tào Phi cũng không tồi. Theo Điển lược,
Dương Tu từng tặng Tào Phi một thanh bảo kiếm. Tào Phi vô cùng thích thú
luôn mang theo bên mình, về sau Tào Phi lên làm hoàng đế, đóng đô Lạc
Dương, vẫn mang theo thanh bảo kiếm đó. Một hôm Tào Phi ra khỏi cung,
nhìn vật nhớ người, bỗng nghĩ tới Dương Tu, liền ôm kiếm bảo dừng xe rồi
quay lại nói với tả hữu: năm đó Dương Đức Tổ nói đây là thanh kiếm của
Vương Mao. Vương Mao bây giờ ở đâu? Đến khi tìm thấy Vương Mao, Tào
Phi đã ban cho Vương Mao lương thực và áo quần. Tục ngữ nói: yêu ai yêu
cả nụ cười, dáng đi. Tào Phi yêu quý thanh bảo kiếm nên yêu quý luôn cả
Vương Mao, còn muốn trọng thưởng; gọi Dương Tu bằng tự không phải bằng
tên, rõ ràng là Tào Phi rất có cảm tình với Dương Tu. Tối thiểu cũng không
có phản cảm. Người mà Tào Phi không muốn giết, việc gì Tào Tháo phải giết
thay!
Cho nên tôi cho rằng, Tào Tháo vì mình nên đã giết Dương Tu.
Con người Dương Tu, tuy được mọi người thừa nhận là thông minh, nhưng
thực ra chỉ thông minh vừa thôi. Theo Hậu Hán thư – Dương Tu truyện, Tu
thân là thừa tướng chủ bạ nhưng không bao giờ muốn ngồi ở chỗ làm việc,
luôn bỏ ra ngoài dạo chơi, nhưng lại sợ Tào Tháo có chuyện muốn hỏi, nên
trước lúc ra ngoài, Dương Tu thường phỏng đoán tâm tư của Tào Tháo rồi
viết đáp án để thị tòng chuyển giao. Sau một vài lần Tào Tháo thấy kỳ lạ: sao
Dương Tu lại có thể trả lời nhanh như vậy? Cho người đến xem thì ra là thế.
Tào Tháo bắt đầu ghen tị và hận Dương Tu.
Việc này còn được ghi lại. Theo lời chú dẫn Văn sĩ truyện của Lưu Hiếu
Tiên trong Thế Thuyết tâm ngữ – Tiệp Ngộ, Dương Tu viết những đáp án đó
đã mấy lần đúng với câu hỏi của Tào Tháo, nên lại theo thứ tự viết tiếp và
dặn dò thị tòng, nếu thừa tướng có lệnh truyền ra thì cứ theo thứ tự đó mà trả
lời. Nào ngờ người tính không bằng trời tính. Một trận gió thổi tới làm đảo
lộn cả mấy tờ đáp án. Thị tòng cứ theo thứ tự mới mà gửi đi, tự nhiên đáp án