Page 306 - Phẩm Tam Quốc
P. 306

mà họ muốn ám chỉ hoặc nhắc nhở. Tóm lại, kẻ độc tài cần phải thần thánh

               hóa mình, có vậy mới là “thiên uy khó lường” khiến người khác phải lo sợ,
               còn mình thì thoải mái hành sự. Dương Tu nhìn thấu tâm can Tào Tháo, còn
               đoán được Tào Tháo sẽ hỏi gì trước gì sau, như vậy thực đáng sợ. Có một
               nhân vật như vậy ở cạnh, Tào Tháo còn có thể chơi trò chính trị nữa không?
               Nếu Dương Tu đoán được nhưng không nói ra, có thể sẽ hay hơn. Đàng này
               Dương Tu lại nói khắp nơi, kích động một số người không thần phục, chí ít
               cho thấy Tào Tháo không sâu sắc. Vì vậy cái đinh đó trước sau gì cũng phải

               nhổ.  Hơn  nữa  Dương  Tu  còn  là  vây  cánh  của  Tào  Thực,  nên  không  nhổ
               không được, có thể nói, Nễ Hành chết vì không hiểu người; Dương Tu chết vì
               quá hiểu người. Nhưng cả hai đều không hiểu bản thân, và không hiểu giữa
               người với người phải xử sự như thế nào?

                  Thực tình, Thôi Diễm chết cũng như vậy, điều tối kỵ là đã phạm vào nền
               chính trị chuyên chế. Nhìn bề ngoài thì thấy, Thôi Diễm không đứng nhầm
               hàng trong vấn đề lập thái tử, vấn đề ở chỗ Thôi Diễm không nên nói thẳng
               ra. 1- Nền chính trị chuyên chế là nền chính trị bí mật, thích những thao tác
               ngầm. Bạn công khai là đã phá hoại quy chế. 2- Trong thời đại thao tác ngầm
               thì công khai không nhất định là thật, sự thật còn giấu ở sau màn. Thôi Diễm

               công khai vì nghĩ mình vô tư, nhưng đối với Tào Tháo lại có thể là ý khác,
               nếu không vì sao những người khác đều dán kín thư? 3- Thôi Diễm được coi
               là đường hoàng minh bạch, nhưng bạn làm như vậy, hóa ra Tào Tháo lại là
               người ngấm ngầm lén lút? Bạn là người quân tử đường hoàng, lẽ nào Tào
               Tháo là kẻ tiểu nhân khiếp nhược? Làm sao Tào Tháo có thể vui mừng được?

               Vì vậy Tào Tháo mới “thở dài mãi”, và từ đó mới có suy nghĩ khác.
                  Đương nhiên, đây là sự phỏng đoán. Cái gọi là “chân tướng lịch sử” sẽ để
               các nhà sử học tìm kiếm vậy! Điều tôi muốn nói, chính quyền chuyên chế
               giết người không hề tính tới đạo lí. Một khi đã nói tới hoàng quyền, hoàng vị

               thì đừng nói tới nhân tính, nhân tình, nhân quyền. Ngay cả cha mẹ, anh em,
               con cái khi cần giết cũng không run tay. Chẳng phải Hán Vũ đế cũng từng
               giết con sao? Đường Thái Tông từng giết anh em? Con Tào Tháo thì như thế
               nào?
   301   302   303   304   305   306   307   308   309   310   311