Page 311 - Phẩm Tam Quốc
P. 311
Đáng tiếc, mấy đoạn ghi trong “Tam quốc chí” lại quá hàm hồ, không rõ
ràng, khiến chúng ta có cảm giác đang che giấu việc gì đó! Tôi cho rằng, nếu
Tào Thực có những biểu hiện đột xuất về mặt chính trị, thể nào cũng lộ ra.
Trên thực tế, Tào Thực cũng không thể làm được việc gì to lớn khiến trời
rung đất chuyển. Một là, bản thân Tào Tháo là người mạnh mẽ, các con ông
ngoài Tào Chương có thể cầm quân đánh trận, còn lại đều khó làm nên
chuyện. Hai là, Tào Thực cũng không phải là người hiểu biết nhiều về mặt
chính trị. Tam quốc chí – Tào Thực truyện nói đến nguyên nhân Tào Phi đoạt
đích thành công, Tào Thực thất sủng, Xuân Thu nói là “Thực làm việc theo
cảm tính, không biết kiềm chế, uống rượu bừa bãi” còn Tào Phi “biết làm ra
vẻ, tự biết khống chế, người người trong cung thảy đều vui vẻ”, cũng tức là
khéo vờ vĩnh, khống chế bản thân, thu phục lòng người, vì vậy Tào Tháo
quyết định lập Tào Phi là người nối dõi.
Tào Phi là như vậy nên số đông đồng tình với Tào Thực, không đồng tình
thậm chí là xem thường Tào Phi. Không còn nghi ngờ gì, chúng ta cũng thấy
“làm việc theo cảm tính” rõ ràng là đáng yêu hơn “tự biết khống chế”. “Tự
biết khống chế” không chỉ là không đáng yêu mà còn là đáng sợ. Nhung đó là
cách nhìn của chúng ta, không phải là cách nhìn của Tào Tháo. Không phải
lúc đó Tào Tháo muốn chọn “ai là người đáng yêu nhất” mà là nghĩ xem “ai
là người đáng tin cậy nhất”. Đáng tin cậy về mặt nào? Tin cậy về mặt chính
trị. về mặt chính trị tin cậy có nghĩa là gì? Là có thể đảm bảo cho chính
quyền Tào Ngụy tồn tại mãi mãi. Điều đó không thể xét về “tính tình” mà
phải xét về mặt “tâm kế”. Người không có cách nhìn đúng đắn không thể
chọn làm người nối dõi của chính quyền Tào Ngụy, “làm việc theo cảm tính”
không phải là phẩm chất cần có của nhà chính trị. Có người nói Tào Tháo
cũng “làm việc theo sở thích”, Tào Thực “làm việc theo cảm tính” lẽ nào lại
không “có phần giống nhau”? Đúng vậy, Tào Tháo “làm việc theo sở thích”,
nhưng đừng quên Tào Tháo còn có mặt “gian dối xảo trá”, đúng là không thể
vừa có được tay gấu vừa có được cá. Đó mới là “điều khó xử”. Kết quả của
đấu tranh tư tưởng, lý trí đã chiếm ưu thế. Thời đó, thiên hạ loạn lạc, trước
sau chính quyền Tào Ngụy đều có địch. Chọn được người có tâm kế, rõ ràng
là yên tâm hơn. Trong Tào Tháo bình truyện, ngài Trương Tác Diệu nói: “xét
về đại kế trị quốc, thì rõ ràng Tào Thực không bằng Tào Phi”, kết luận như
vậy tôi cho là đúng.
Xét về góc độ tài năng, cũng nên chọn Tào Phi chứ không phải là Tào
Thực. Ba người con của Biện phu nhân, Tào Phi, Tào Chương, Tào Thực,
đều là những nhân tài, nhưng không giống nhau. Trần Thọ miêu tả Tào