Page 313 - Phẩm Tam Quốc
P. 313
phong hầu kể cả Tào Thực, Tào Phi không được phong, chỉ được bổ nhiệm là
Ngũ Quan trung lang tướng “về vị trí coi là phó thừa tướng”. Phẩm cấp Ngũ
Quan trung lang tướng không cao, chỉ là phân đội trưởng đội thị vệ cung
đình, không có tư cách thiết lập quan viên thuộc hạ, càng không thể trở thành
phó thủ của thừa tướng. Tào Tháo sắp xếp như vậy, như ngày nay gọi là
“chức thấp quyền cao”, chức vị rất thấp, nhưng địa vị rất cao, quyền lực rất
lớn, thậm chí còn hơn cả Vạn hộ hầu. Hiển nhiên, với Tào Phi, Tào Tháo đã
đối xử khác với các con khác. Vì vậy, Kiến An năm thứ XX (Công nguyên
năm 217) tháng mười, Tào Tháo ban bố “Cáo tử văn” là, “các con đều là hầu,
riêng Tử Hằng không phong, chỉ là Ngũ Quan trung lang tướng, thế là thái tử
vậy”. Có thể nói, đó là tâm kế. Ba điều kiện của Tào Phi, văn võ song toàn;
con trưởng là nguyên nhân chủ yếu được Tào Tháo chọn lựa.
Nếu nói Tào Phi thắng lợi còn có nguyên nhân nào khác thì đó là được cao
nhân chỉ điểm. Trên thực tế, kể từ lúc Tào Phi, Tào Thực bắt đầu tranh giành
ngôi vị thái tử, nội bộ tập đoàn Tào Tháo đã hình thành hai tập đoàn nhỏ hoặc
nói là hai phe chính trị, một phe ủng hộ Tào Phi, phe kia ủng hộ Tào Thực.
Như Tam quốc chí – Giả Hủ truyện nói: “ai có đảng nấy”. Bên phía Tào
Thực chủ yếu là các mưu sĩ Đinh Nghị, Đinh Dị, Dương Tu. Bên Tào Phi chủ
yếu là Ngô Chất. Tiếc là Đinh Nghị, Đinh Dị, Dương Tu “ba tay thợ vụng
về” không những đấu không nổi “Gia Cát Lượng” mà ngay cả Ngô Chất cũng
phải bó tay.
Ngô Chất tự Quý Trọng, người Tế Âm (Định Đào, Sơn Đông ngày nay).
Theo chú dẫn Ngụy lược của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Ngô Chất
truyện, Ngô Chất “tài học thông tuệ” được Tào Phi và chư hầu vô cùng yêu
quý. Trong việc tranh giành đoạt đích giữa Tào Phi và Tào Thực, Ngô Chất
hướng vào Tào Phi. Ngô Chất có chủ ý cho Tào Phi, cụ thể là hai điều, một là
“tỏ ra thành tâm”, hai là “gây mối nghi ngờ”. Theo chú dẫn Thế ngữ của Bùi
Tùng Chi trong Tam quốc chí – Ngô Chất truyện, một lần Tào Tháo xuất
chinh, Tào Phi, Tào Thực đều đứng bên đường đưa tiễn. Tào Thực chơi trò
thông minh, ca tụng công đức, lời lẽ hoa mỹ, mọi người đều tán thưởng, Tào
Tháo cảm thấy thoải mái dễ chịu, chỉ có Tào Phi không hài lòng. Lúc đó, Ngô
Chất nói nhỏ vào tai: “Vua ra đi, phải khóc chứ!” Tào Phi theo kế “vừa khóc
vừa lạy”, tiếng khóc thấu tới trời đất, Tào Tháo và mọi người thảy đều rơi lệ.
Kết quả đã rõ, Tào Tháo càng thêm xúc động, ai cũng thấy “lời nói hoa mỹ
không bằng tiếng khóc chân thành”. Thực không hổ với cái tên của mình,
Ngô Chất đã đánh bại Tào Thực bằng phương thức đơn giản nhất, chất phác
nhất, chẳng đáng là bao.